Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu sạch đang được trồng tại địa phương, anh Trần Quang Sơn, sinh năm 1973 ở thôn 1, xã Nam Yang (Đắk Đoa - Gia Lai) đã sáng chế thành công máy sấy hồ tiêu sạch bằng tia hồng ngoại.
Nếu mỗi chiếc máy sấy tiêu ngoài thị trường có giá cả trăm triệu đồng thì chiếc máy sấy tiêu sạch của anh Sơn chỉ có giá khoảng 5 triệu đồng.
6 năm miệt mài...
Anh Sơn chia sẻ, mất 6 năm để anh có thể sáng chế thành công chiếc máy sấy tiêu này, vì máy phải có tiêu tươi để thử nghiệm vào mùa thu hoạch.
Máy chỉ sấy được tiêu sạch nên năm 2012, anh mạnh dạn trồng thử nghiệm hơn 1.500 gốc tiêu hữu cơ để làm nguyên liệu phục vụ nghiên cứu. Khi vườn tiêu hữu cơ cho sản phẩm bán ra thị trường, anh bắt tay vào tìm tòi sáng chế.
Máy sấy tiêu sạch thành công đã giúp cho nhiều hộ nông dân trong xã đứng vững trong cơn khủng hoảng tiêu cả nước mất giá vì sản xuất theo hướng vô cơ. Nhận thấy thành công từ vườn tiêu hữu cơ của gia đình anh Sơn cùng chiếc máy sấy bằng tia hồng ngoại tiện dụng, nông dân xã Nam Yang cũng dần chuyển sang trồng tiêu theo hướng hữu cơ.
Hướng sản xuất mới cho thu nhập cao, đầu ra và giá cả thị trường luôn ổn định. Sau nhiều năm ấp ủ, tháng 5/2018, nông dân địa phương đã liên kết với nhau thành lập “Tổ liên kết sản xuất kinh doanh hồ tiêu sạch, bền vững xã Nam Yang.”
Tổ liên kết hơn 50 hộ nông dân trồng hồ tiêu sạch theo hướng hữu cơ, tưới nhỏ giọt, tưới phun béc, bón phân vi sinh hữu cơ… Họ tự tìm hướng đi cho mình và bước đầu cơ bản thành công, vì giá tiêu sạch bán ra thị trường có giá từ 200.000 -500.000 đồng/kg, so với giá tiêu thường chỉ từ 50.000-70.000 đồng/kg.
Anh Ngô Văn Tiên, Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất kinh doanh hồ tiêu sạch, bền vững xã Nam Yang, cho biết, hầu hết nông dân trong tổ liên kết đã sở hữu máy sấy tiêu bằng tia hồng ngoại này.
Giải bài toán đầu ra cho tiêu sạch
Đầu ra của sản phẩm tiêu hữu cơ đang được các doanh nghiệp của nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất... tìm đến địa phương đăng ký hợp đồng liên kết đầu ra.
Máy sấy hồ tiêu sạch bằng tia hồng ngoại giúp kéo dài thời gian bảo quản nhưng vẫn giữ được màu sắc, hương vị, tinh dầu của hạt hồ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế.
Mấy không hao tốn nhiều điện năng do được thiết kế tự báo nhiệt độ và tự hẹn giờ tắt khi nông sản đã khô.
Máy sấy nhỏ gọn, tận dụng hết không gian bên trong làm các khay sấy chứa tiêu. Bên ngoài được ốp bằng sắt chống gỉ cùng bộ cảm biến nhiệt độ, bên trong có 8 ngăn chứa các khay dùng để đựng hạt hồ tiêu và hơn 10 bóng đèn được chiếu sáng bằng tia hồng ngoại.
Hiện tại, máy có thể sấy khoảng 20kg tiêu sạch, anh Sơn đang tiếp tục nghiên cứu mở rộng diện tích khay sấy để có thể sấy được số lượng lớn hơn cho một lần máy hoạt động.
Theo ông Nguyễn Xuân Tùng, Chủ tịch UBND xã Nam Yang, với mong muốn đưa ra thị trường sản phẩm hồ tiêu đảm bảo chất lượng, ổn định đầu ra, nông dân xã Nam Yang đã thành lập tổ liên kết. Cộng với việc nghiên cứu, sáng chế thành công chiếc máy sấy tiêu bằng tia hồng ngoại của anh Sơn, chắc chắn sản phẩm tiêu sạch của Gia Lai sẽ có đầu ra ổn định.
“Với công dụng như hiện nay, máy sấy tiêu sạch bằng tia hồng ngoại có thể giúp nông dân Gia Lai tự tin mang sản phẩm tiêu địa phương ra thị trường thế giới. Tôi đang làm thủ tục đăng ký bản quyền và đem sản phẩm máy sấy tiêu sạch này tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai, năm 2018,” anh Sơn cho biết.
Sản phẩm vừa tiết kiệm tiền đầu tư cho người nông dân lại dễ sử dụng, giữ nguyên mùi vị, màu sắc, tinh dầu trong từng hạt tiêu, góp phần nâng cao chất lượng, đưa tiêu sạch ra thị trường trong và ngoài nước. |
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.