NTM Đức Thọ (Hà Tĩnh) hôm nay là những miền quê văn hóa, “sáng, xanh, sạch, đẹp” với những người nông dân cần cù, sáng tạo… Sự đổi thay này được kết tinh từ “ý Đảng hợp lòng Dân”, đã, đang tạo nên nhiều miền quê văn minh, hiện đại, đáng tự hào.
Những dấu ấn nổi bật
Trong không khí rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng các cấp, người dân trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú càng thêm phấn khởi và tự hào khi thành quả 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) được ghi nhận, đề xuất công nhận huyện NTM.
Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà quân sự tên tuổi, đã đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Đức Thọ tự hào có Làng khoa bảng, có hơn 1000 GS, PGS,TS...
Bí thư – Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm phấn khởi cho biết: “Dòng sông La hiền hòa mát ngọt không chỉ sinh ra những con người tuấn kiệt, hiền tài ở mọi lĩnh vực, làm rạng danh quê hương bao đời nay mà giờ đây, những người con quê hương Đức Thọ khắp mọi miền đất nước lại sẵn lòng đóng góp để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đó là lý do để trong công cuộc xây dựng NTM, Đức Thọ là địa phương huy động được kinh phí từ con em xa quê cao nhất tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả này không chỉ bổ sung tiềm lực mà còn là động lực khơi dậy khả năng sẵn có trong mỗi cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn cùng chung sức, đồng lòng xây dựng NTM”.
Rảo bước trên những con đường bê tông phẳng lỳ, dài tít tắp, những ngôi trường to đẹp, nếp nhà khang trang, đi đến đâu cũng nghe nhân dân Đức Thọ chia sẻ về những kết quả đáng tự hào trong lao động, sản xuất, xây dựng NTM. Vui nhất là khi tận mắt chứng kiến nhịp sống nhộn nhịp trong các khu chợ quê, nghe những âm thanh quen thuộc trong các làng nghề truyền thống, nhìn những ruộng lúa, bãi ngô xanh tốt và không khí làm việc của những người nông dân yêu lao động trên các cánh đồng…
Với cách làm sáng tạo, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Chương trình xây dựng NTM ở Đức Thọ đã đạt được thành quả to lớn, thay đổi rõ nét nông thôn với nhiều dấu ấn nổi bật.
Đến nay, Đức Thọ có 15/15 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thị trấn Đức Thọ đạt chuẩn đô thị văn minh, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM.
Đối với việc sáp nhập xã, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Đức Thọ đã có những cách làm sáng tạo, quyết liệt nhất là trong sắp xếp, tổ chức bộ máy, quá trình thực hiện đã tạo được sự đồng tình, đồng thuận cao trong toàn đảng bộ, nhân dân. Từ năm 2020, Đức Thọ chỉ còn lại 16 đơn vị hành chính cấp xã thay vì 28 đơn vị hành chính như trước đây.
Ổn định cơ cấu nhân sự ngay khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng là yếu tố để tạo nên sự thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 tại các xã mới sáp nhập ở Đức Thọ.
Cùng với NTM, bức tranh KT - XH của huyện Đức Thọ có nhiều điểm nhấn. Đến nay, toàn huyện có 507 mô hình nông nghiệp doanh thu từ 300 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có 74 mô hình lớn doanh thu trên 1 tỷ đồng/ năm, 104 mô hình doanh thu từ 500 đến 1 tỷ đồng…; 85 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của huyện. Từ định hướng hiệu quả, lấy phát triển nông nghiệp là chủ lực gắn với hoạt động thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, năm 2019, thu nhập bình quân đầu người ở vùng nông thôn là 38 triệu đồng (tăng 2,81 lần so với năm 2010), năm 2020 ước đạt hơn 40 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,9%.
Chủ trương đúng, thổi bùng khí thế sức dân
“Chất NTM ở Đức Thọ không chỉ là những miền quê yên bình, xanh, sạch, đẹp mà còn thể hiện rõ trong tính cách mỗi người dân, chân quê, mộc mạc, niềm nở, hiếu khách và hiếu học”, ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh VP điều phối NTM Trung ương chia sẻ khi đến thăm Đức Thọ.
Bài học được Đức Thọ rút ra trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện đó là tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của nhân dân, cùng với đó là sự năng động, sáng tạo, đa dạng hóa trong huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời, huyện đã ban hành các cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương; phát huy quy chế dân chủ cơ sở, nhân dân bàn bạc, giám sát việc thực hiện các công trình, dự án.
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng bộ, NTM Đức Thọ vẫn giữ được nét đẹp làng quê Việt Nam, bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống. Đó là những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: họ Hà, họ Lê, họ Phan; nhiều làng có truyền thống đỗ đạt được duy trì, nối tiếp đến thế hệ hôm nay như: Yên Hồ, Đông Thái, Trung Lễ, Bùi Xá…
Chẳng có thành quả nào không thấm mồ hôi, công sức. Sau 10 năm xây dựng NTM, huyện Đức Thọ đã khoác một diện mạo mới. Trong quả ngọt hôm nay phải kể đến sự đoàn kết đồng lòng và quyết chí đổi đời của người dân Đức Thọ, và sự sát sao của vị "tư lệnh" Võ Công Hàm, Bí thư - Chủ tịch huyện. Bản lĩnh của một vị lãnh đạo đứng đầu một huyện thuần nông, ông Hàm đã nói là làm, chưa hề chấp nhận một “thất bại” nào và luôn “truyền lửa” đến các phong trào.
Tạm biệt Đức Thọ, trong tôi vẫn nhớ mãi câu nói của Bí thư – Chủ tịch UBND huyện Võ Công Hàm: “Chiến lược phát triển của Đức Thọ là con người, bởi người dân Đức Thọ có truyền thống khó khăn mấy cũng đầu tư cho con cái học hành, đỗ đạt thành danh, không những làm giàu cho bản thân gia đình mà còn làm giàu cho quê hương, đất nước. Niềm tự hào về miền quê cách mạng đã trở thành động lực để các thế hệ người dân Đức Thọ không ngừng nỗ lực. Vậy nên Đức Thọ luôn coi văn hóa là yếu tố cốt lõi, xây dựng NTM phải bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, con người văn hóa NTM, khi chủ trương đúng, có chính sách đi kèm, sức dân được khơi dậy thì việc khó mấy cũng thắng lợi”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.