Bà con ngư dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào các mô hình chế biến nước mắm, tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) để đưa sản phẩm vươn xa.
Phát huy tiềm năng lợi thế của các xã vùng ven biển, nơi có nguồn thủy hải sản dồi dào, bà con ngư dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào các mô hình chế biến nước mắm, tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) để đưa sản phẩm vươn xa.
Từ những con cá cơm tươi ngon, người dân vùng biển Kỳ Anh đã chắt lọc nên thành phẩm nước mắm mặn mòi vị biển. Thứ nước mắm vàng óng, thơm ngon ấy đã khiến du khách thập phương nhớ mãi không quên…
Ở Kỳ Anh, hiện có hàng chục hộ sản xuất nước mắm ở các xã vùng ven biển như: Kỳ Khang, Kỳ Phú, Kỳ Xuân… Trong đó, nhiều hộ sản xuất theo hướng hàng hóa, cung cấp sản phẩm cho khu du lịch. Để có thể sản xuất ra những chai nước mắm thơm ngon, chất lượng, tạo nên “thương hiệu”, người dân Kỳ Anh phải cẩn trọng lựa chọn loại cá tươi, ngon, chưa qua ướp đá, sử dụng muối sạch và đủ liều lượng. Bên cạnh đó, mỗi nhà đều có những bí quyết riêng để tạo nên hương vị, màu sắc riêng cho sản phẩm của mình.
Trước đây, hầu hết bà con ngư dân chỉ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, bình quân mỗi năm chỉ sản xuất từ 1 đến 2 tấn cá, cho ra đời vài trăm lít nước nắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn, thì nay nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng mô hình sản xuất nước mắm ứng dụng công nghệ năng lượng. Đây là hướng đi mới giúp các làng nghề chế biến nước mắm tại các địa phương ở huyện Kỳ Anh vươn xa.
Tiếp đà tăng trưởng 2018, năm 2019, HTX Phú Khương, xã Kỳ Xuân đã nâng quy mô lên trên 100.000 lít nước mắm các loại. Từ khi thương hiệu nước mắm Phú Khương được lựa chọn là sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh, ngoài chất lượng không ngừng được cải tiến bằng công nghệ muối hiện đại thì mẫu mã cũng được nâng cấp để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.
Từ quy mô Tổ hợp tác (năm 2012) sản xuất 20 tấn cá/năm, đơn vị đã chuyển đổi thành mô hình HTX (năm 2015), sản xuất gần 200 tấn cá/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 13 lao động với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Bà Lê Thị Khương, Giám đốc HTX Phú Khương, chia sẻ: “Nếu như trước đây, nước mắm Phú Khương chỉ đơn thuần là thức chấm hàng ngày của mỗi gia đình thì từ khi tham gia OCOP, chúng tôi đã được hỗ trợ xây dựng thành công thương hiệu nước mắm Phú Khương. Ngoài ra, còn được hỗ trợ nhận diện thương hiệu, quảng bá thương hiệu thông qua logo, tem – mác sản phẩm, tham gia hội chợ thương mại… Nhờ đó, sản phẩm nước mắm Phú Khương đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến và tin tưởng lựa chọn”.
“Nước mắm là sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương. Trong 10 sản phẩm tham gia OCOP năm 2019 của huyện Kỳ Anh thì có 4 đơn vị nước mắm được công nhận sản phẩm đạt 3 sao. Đây là cơ hội lớn trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nâng tầm thương hiệu đối với các cơ sở sản xuất. Để thương hiệu nước mắm Kỳ Anh ngày càng được khẳng định, vươn xa, thời gian tới, ngoài việc hướng dẫn các HTX quy hoạch vùng sản xuất, tập trung áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng nhãn hiệu OCOP, tiến tới thành lập Hiệp hội nước mắm Kỳ Anh. Và trong quá trình đó, chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ HTX tháo gỡ những khó khăn, vươn lên phát triển bền vững”, ông Lê Văn Trọng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Anh, cho biết.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.