Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2019 | 11:11

Chè Đồng Hỷ: Sản phẩm OCOP làm giàu cho người dân

Đến thăm HTX Tuyết Hương (xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên), chúng tôi thấy người dân nơi đã làm giàu từ cây chè - sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của địa phương.

img_5166.JPG
Thành viên HTX Tuyết Nhung đang sao chè.

 

Định hướng sản phẩm chè OCOP

Ông Vũ Văn Mác, Thường trực Văn phòng nông thôn mới Đồng Hỷ, cho biết: Trong các sản phẩm chủ lực của địa phương, huyện xác định cây chè là chủ đạo. Hiện, tổng diện tích chè của Đồng Hỷ đạt 3.600,75 ha, trong đó, chè đang kinh doanh 3.110,6ha, sản lượng 38.025 tấn/năm. Đặc biệt, năm 2018, Đồng Hỷ tập trung chỉ đạo, duy trì diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP tại các xã Minh Lập, Hoà Bình, Văn Hán, Khe Mo và thị trấn Sông Cầu.

Được biết, giai đoạn 2019 – 2025, Đồng Hỷ tiếp tục lựa chọn, hoàn thiện, nâng cấp 3 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp để phát triển thành sản phẩm OCOP là chè Đồng Hỷ; mật ong Phúc Thành, xã Hoá Trung; miến dong Việt Cường, xã Hoá Thượng. Lựa chọn, củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hiện có của địa phương, tham gia chương trình OCOP.

Giai đoạn 2021 – 2025, tập trung củng cố các thành quả đã đạt được từ 2019 - 2020; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.

Bằng những bước đi vững chắc, bài bản và có kế hoạch, chắc chắn, chè Đồng Hỷ sẽ là sản phẩm OCOP bền vững, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, làm giàu cho người dân địa phương.

Muốn làm giàu, vào HTX

Bà Nguyễn Thị Tuyết, một trong những hộ dân nằm trong vùng chè Trại Cùi nổi tiếng của xã Minh Lập, cho biết, bà có 1ha chè, canh tác ổn định trên 30 năm nay. Song, phải đến năm 2012, bà mới gia nhập HTX, và tham gia sản xuất chè VietGAP từ bấy đến nay.  

Được biết, xã Minh Lập là vùng đất bãi, xen đất đồi, thích hợp với giống chè trung du, chè giống mới (chè lai) Kim Tuyên, LDP1. Đây chính là loại chè làm nên thương hiệu “chè Thái Nguyên” nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, bà con Đồng Hỷ còn có chè Bát Tiên, Keo, PH, là những giống chè mới lai tạo sau này.

Hiện, thị trường ưa chuộng giống chè lai, vì xanh nước, có hương thơm, năng suất cao; phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Do vậy, bà Tuyết vẫn trồng cả 3 loại chè trên, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. 

Theo đó, với 1ha chè VietGAP, bán với giá 250.000 đồng/kg, bà Tuyết thu nhập 810 triệu đồng/năm. Trừ chi phí (trong đó phải thuê 3 nhân công, bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, làm việc trong 7 tháng/năm), thu lãi 300 triệu đồng/năm.

Tương tự như bà Tuyết, bà Âu Thị Thẻ (xóm Na Long, xã Hán Trung) tham gia HTX năm 2014, có 0,8ha đất đồi; bà Trần Thị Tuyết Nhung có 0,6ha, tất cả đều chuyển sang sản xuất chè VietGAP từ nhiều năm qua.

Các hộ thành viên của HTX  cho biết, từ khi vào HTX đến nay, được hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, mỗi năm 2 -3 khoá. Nhất là tập huấn về cách sao, chế biến chè, nên cánh đẹp và có mùi thơm, do đó giá bán cũng cao hơn, đạt 250.000 – 300.000 đồng/kg. Trong khi đó, trước đây, do canh tác theo phương thức truyền thống, chè chỉ có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. 

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Tuyết, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Tuyết Nhung, cho biết: “HTX thành lập năm 2012, với 25 thành viên, sản xuất 15ha chè VietGAP; phấn đấu giai đoạn 2019 - 2025 đạt 25ha. Hiện, hàng tháng, Chi cục Quản lý Chất lượng đo lường tỉnh Thái Nguyên đều về lấy mẫu kiểm tra, đủ điều kiện mới cho xuất xưởng. Công việc này được thực hiện từ năm 2012 đến nay, chưa có sai sót gì, đây cũng là đơn vị được dán tem truy xuất nguồn gốc đầu tiên của Thái Nguyên.

Sản phẩm của HTX được tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Dương, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang. Đây cũng là những khách hàng “chung thuỷ” của HTX từ bấy đến nay. Không dừng lại ở đây, HTX đang tích cực xúc tiến việc tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm, nhất là thị trường xuất khẩu”.

Điều đáng ghi nhận là, tuy thời gian thành lập chưa lâu, song HTX đã đạt Giải Nhất (Cúp Vàng), “Giải Búp chè vàng năm 2015”; Giải nhì (Cúp Bạc), “Giải Búp chè vàng năm 2013” của tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, còn đạt các giải như: Sản phẩm Nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top