Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 7 năm 2019 | 13:51

Nuôi dê vỗ béo ở Bắc Giang: Hướng phát triển mới

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Lan Giới (Tân Yên - Bắc Giang), nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư vốn nuôi dê theo phương thức vỗ béo tại chuồng với quy mô lớn, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

tr11.jpg
Chị Nga chăm sóc đàn dê của gia đình.

 

Thu nhập gần tỷ đồng/năm

Gia đình chị Nguyễn Thị Nga (thôn Đá Ong) hiện nuôi vỗ béo khoảng 400 con dê Bách Thảo, dê Boer. Theo chị Nga, mỗi năm anh chị nhập khoảng 600 con dê đực từ 15 đến 20kg về nuôi. Sau ba tháng vỗ béo tại chuồng, dê đạt trọng lượng 35-40 kg/con thì xuất bán một lứa. Mỗi lứa xuất khoảng 200 con với giá 130 -150 nghìn đồng/kg, gia đình chị thu về gần 300 triệu đồng. Một năm anh chị xuất bán 3 lứa, thu về gần tỷ đồng.

Theo chị Nga, để có được đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt thì việc lựa chọn con giống vỗ béo là rất quan trọng.  

Cùng xã Lan Giới, gia đình ông Nguyễn Văn Thận (thôn Bãi trại) cũng là một trong những hộ nuôi dê có tiếng tăm. Ông  Thận bắt đầu nuôi dê từ năm 2016, đến nay quy mô đàn luôn duy trì 100 con. Ông cho biết, do tận dụng được nguồn thức ăn phong phú của địa phương nên nuôi dê không tốn kém mà lại cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, giống dê lai Bách Thảo có khả năng tăng trọng cao, con trưởng thành có thể nặng tới 60-70kg.

Theo ông Thận, muốn nuôi dê hiệu quả, người nuôi phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng chuồng trại và phòng chống dịch bệnh, chuồng nuôi dê phải luôn khô ráo và thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, bên cạnh đó, người nuôi phải thường xuyên làm công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, đồng thời tiêm phòng dịch bệnh cho đàn dê.

Hướng làm giàu mới

Theo ông Khổng Trọng Thủy, cán bộ Thú y xã Lan Giới, khoảng 3 năm trở lại đây, đàn dê trên địa bàn tăng lên đáng kể, có nhiều hộ mở rộng quy mô từ vài chục con lên tới vài trăm con do nhận thấy điều kiện tự nhiên nơi đây rất thích hợp để vỗ béo dê lấy thịt. Đặc biệt, trên địa bàn xã có nhiều hộ nuôi dê lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong việc vỗ béo dê thịt như hộ chị Nga, ông Thận. Chính những hộ nuôi dê thành công đó là động lực thúc đẩy những hộ khác tham gia và là cầu nối trong cung cấp dê giống, bao tiêu sản phẩm cho người nuôi dê.

Có thể khẳng định, mô hình chăn nuôi dê ở Lan Giới đã thực sự có sức lan tỏa rộng, giúp bà con nơi đây thoát nghèo bền vững, mở ra hướng làm giàu cho nhiều hộ dân, đồng thời giúp địa phương có hướng phát triển mới trong chăn nuôi.

 

 

 

Nguyễn Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top