Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020 | 14:57

OCOP Hà Tĩnh gia tăng giá trị kinh tế

Sau gần hai năm triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Hà Tĩnh đã tạo sức lan tỏa lớn, sản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, mẫu mã và gia tăng giá trị kinh tế.

t26.jpg
Được công nhận sản phẩm OCOP, các HTX Hà Tĩnh gia tăng sức tiêu thụ.

 

Chất lượng làm nên thương hiệu

Bà Nguyễn Thị Miện, Giám đốc HTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Kỳ Phú (Kỳ Anh) vui mừng cho biết: “Nếu như trước đây, nước mắm Đỉnh Miện chưa được nhiều người biết đến thì nay thương hiệu này đã quen thuộc với thị trường trong và ngoài tỉnh. Tham gia OCOP, nước mắm Đỉnh Miện có nhiều cơ hội phát triển. Trước đây, HTX chỉ tiêu thụ được 50.000 lít/năm thì năm 2019 (khi được công nhận OCOP 3 sao), mức tiêu thụ tăng lên 90.000 lít và năm 2020 dự kiến 150.000 lít. Đặc biệt, HTX đã bắt tay với các nhà phân phối trong cả nước để tiêu thụ số lượng lớn, giá cả ổn định. Để đáp ứng nhu cầu, chúng tôi phải mở rộng quy mô sản xuất lên nhiều lần”.

Không chỉ nước mắm Đỉnh Miện mà các sản phẩm được công nhận OCOP còn lại đều gia tăng sức tiêu thụ. Điển hình như:  Mật ong Cường Nga, gạo Thế Cường, dưa lưới Nga Hải, Nhung hươu Hương Luật, nước mắm Phú Khương…

Theo báo cáo của Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh, đến nay toàn tỉnh có 72 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó 69 sản phẩm đạt 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao. Từ đầu năm 2020 có 255 ý tưởng đề xuất đăng ký tham gia Chương trình OCOP được cấp huyện xét chọn; Văn phòng điều phối NTM tỉnh kiểm tra, chấp thuận 180 ý tưởng sản phẩm đủ điều kiện lập phương án sản xuất, kinh doanh để tham gia chương trình.

“Để góp phần thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển biền vững, trong 2 năm qua (2019 - 2020), Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ 59 cơ sở tham gia OCOP, với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Năm 2020, dự kiến kinh phí hỗ trợ cho chương trình này sẽ tăng lên hơn 40 tỷ đồng”, ông Trần Huy Oánh, Chánh văn phòng điều phối Chương trình NTM Hà Tĩnh thông tin.

Ngoài ban hành chính sách, thời gian qua, công tác quản lý chất lượng sản phẩm luôn được ngành chức năng quan tâm, siết chặt. Các chủ cơ sở OCOP phải xây dựng quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Văn phòng điều phối NTM tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thường xuyên kiểm tra các khâu liên kết sản xuất, truy xuất nguồn gốc, sử dụng bao bì nhãn mác, lấy mẫu kiểm nghiệm,...

 

tr27.JPG
Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, nước mắm Đỉnh Miện đã bắt tay với các nhà phân phối trong cả nước cung cấp với số lượng lớn.

 

Theo thống kê, doanh thu bán hàng của các sản phẩm OCOP năm 2019 đạt hơn 323 tỷ đồng (tăng 36% so với năm 2018), lợi nhuận đạt 66,2 tỷ đồng (tăng 49,7% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu đạt hơn 126 tỷ đồng, lợi nhuận ước trên 19 tỷ đồng.

Đối với liên kết hợp tác sản xuất, Hà Tĩnh hình thành mô hình Hội quán OCOP gồm: Hội quán chế biến thủy sản Kỳ Anh; hội quán OCOP nhung hươu Hương Sơn; hội quán cam Thượng Lộc; hội quán dưa lưới; hội quán sản xuất dưa an toàn xã Thịnh Lộc.

Hiện Hà Tĩnh đã xây dựng được 13 cửa hàng bán sản phẩm OCOP tại các huyện và tại các điểm dừng xe trong tỉnh; năm 2019 có 55 sản phẩm và 6 tháng đầu năm 2020 có 48 sản phẩm được tham gia các cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Nhiều sản phẩm của Hà Tĩnh bước đầu được khách hàng tin dùng, lựa chọn.

Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng đưa vào vận hành khá hiệu quả 3 mô hình điểm do Trung ương chỉ đạo, gồm: Gian hàng giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP Hà Tĩnh tại Cửa Lò (Nghệ An); mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu tại các xã: Tượng Sơn (huyện Thạch Hà), Tiên Điền (nay là thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân) và Sơn Kim 2 (huyện Hương Sơn); hiện các xã đã thực hiện nâng cấp, chỉnh trang các khu dân cư, homestay, bố trí các tuyến tham quan trong xã, từng bước hình thành điểm du lịch.

Tiếp tục nâng hạng sản phẩm OCOP

“Được công nhận sản phẩm OCOP nhưng nếu không chú trọng gìn giữ và nâng hạng sản phẩm thì niềm tin của người tiêu dùng dành cho mình dần sẽ bị lung lay và khó giữ được ngôi vị. Suy nghĩ đó đã thúc đẩy chúng tôi không ngừng nỗ lực nâng hạng sản phẩm. Bằng chứng rõ nhất là các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm hiện nay được chuyên gia đánh giá tăng cao so với thời điểm mới được công nhận OCOP. Đơn vị đang tiếp tục đầu tư công nghệ, hoàn thiện sản phẩm để đạt chuẩn nước mắm 4 sao”, bà Miện cho biết thêm.

 

t27a.JPG
Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh luôn đảm bảo về mẫu mã, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

12 năm kiên trì với việc đưa sản phẩm nem chua ra thị trường và 5 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, đến nay, nem chua Ý Bình đã trở thành một trong những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Hương Sơn nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, được công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.

Cơ sở nem chua Ý Bình hiện sản xuất được 7 loại nem chua đặc trưng, riêng có, gồm: Nem kẹp, nem trần, nem cau, nem bung, nem cây, nem quả và nem chiên. Mỗi loại có quy trình sản xuất riêng, hình thức, màu sắc và hương vị đặc trưng riêng. Song có 1 điểm chung là tất cả các loại nem Ý Bình đều tuân thủ “3 không”: Không chất bảo quản, không hàn the, không chất tạo vị - tạo màu.

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cơ sở nem chua Ý Bình đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường với công suất 4 - 5 ngàn nem/ngày. Sản phẩm nem chua Ý Bình đã có mặt tại các siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh. Năm 2019, doanh thu của cơ sở nem chua Ý Bình đạt trên 2,2 tỷ đồng.

 “Càng được tôn vinh, chúng tôi càng thấy trọng trách của mình lớn hơn. Muốn thương hiệu sản phẩm lớn mạnh, phát triển, đòi hỏi HTX, chủ cơ sở luôn vận động, đổi mới. Đầu tư công nghệ cao, hoàn thiện chất lượng, nâng hạng sản phẩm OCOP, quan tâm chất lượng sản phẩm, sản xuất theo hàng hóa thị trường cũng đang là hướng đi của chúng tôi hiện nay”, chị Lê Thị Bình, chủ cơ sở nem chua Ý Bình (thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn) cho biết.

Năm 2020, Hà Tĩnh phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao; phát triển mới 3 - 5 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực cho ít nhất 40 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện OCOP; quản lý chặt chẽ 72 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận đạt 3 - 4 sao năm 2019, nâng cấp các sản phẩm lên 4 - 5 sao.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top