Tiệc gần tàn, khách khứa đã lần lượt ra về, bên bàn nhậu chỉ còn lại chủ nhà và vài người bạn thân đang cố gắng “cưa” hết những ly rượu cuối cùng. Một người khách đến trễ, không khí lại được hâm nóng lên đôi chút. Rượu vào lời ra, bàn nhậu thêm phần rôm rả nhưng sau một câu nói của người khách mới vào, chủ nhà hầm hầm nổi giận lấy xe phóng vút đi...
Sau cơn bão số 6/2006 (Xangsane), tình hình trụ cột sau công tơ trở nên tệ hại hơn, có nhiều trụ bê tông đã gãy. Các hệ thống trụ, dây không an toàn này đứt rơi xuống đất, ao hồ, ruộng lúa. Thậm chí có nơi, dây dẫn điện sau công tơ về nhà, vì không có trụ nên nằm lẫn trong bụi cây, cỏ ở ven đường. Ngoài ra, những đường dây này, khi bắc qua đường thì không đủ độ cao quy định. ở nông thôn miền núi, khi vận chuyển củi hoặc gỗ rừng trồng luôn phải bố trí người chống đỡ những đường dây điện này. Có trường hợp lo đỡ cặp dây này, thì đứt cặp dây kia. Ngoài ra, có nhiều trường hợp tai nạn chết người đã xảy ra ở khu vực nông thôn, miền núi do mạng lưới điện và sự thiếu kiến thức trong sử dụng điện.
Cuối năm 2005, thấy mẹ không được khỏe, chị Tuyết đưa mẹ là bà Phạm Thị Nở đến bệnh viện Long An để khám, sau đó đưa lên Bệnh viện Ung bướu (TP.Hồ Chí Minh) để chẩn đoán bệnh. Qua nhiều lần chuẩn đoán, xét nghiệm, bệnh viện thông báo kết quả bà bị bệnh ung thư dạ dày và mất sau đó không lâu. Gia đình chưa hết đau buồn thì vài tháng sau, chồng bà Nở là ông Lê Văn Lộc bị nổi hạch và đau nhức ở mang tai. Sau khi khám và xét nghiệm đã phát hiện ông Lộc bị ung thư vòm họng. Hiện ông đang chữa trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.Hồ Chí Minh, sức khỏe luôn trong tình trạng nguy kịch.
Đặc biệt, tại một số vùng rừng như Khe Tang, Khe Núng, người dân hai 2 xã Thanh Hoá, Thạch Hoá đã ồ ạt vào rừng khai thác gỗ làm nhà... Chỉ trong 1 tuần, lực lượng kiểm lâm đã thu giữ hơn 30m3 gỗ các loại. Tại rừng Thuận Hoá, ở tiểu khu 29B và 52 thuộc lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Tuyên Hoá, đang bị các đối tượng chủ yếu là người Hà Tĩnh tập trung khai thác gỗ và dùng xe cơ giới vận chuyển ra Hà Tĩnh; vùng rừng giáp ranh tiểu khu 51 và 30, tiểu khu 52 và 53 đoạn Km 62 đường Xuyên Á, mỗi ngày có hàng chục dân địa phương vào rừng khai thác gỗ...
Năm 1999, huyện Long Thành và xã Bình Sơn tự dưng thu hồi 400m2 đất của bà mặc dù chưa có quy hoạch hay quyết định thu hồi. Bà Hạnh khiếu nại đến các cơ quan chức năng nhưng không được giải quyết. Tháng 11/2000, Chủ tịch UBND huyện Long Thành ra quyết định bác đơn khiếu nại của bà Hạnh. Tháng 2/2001, UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định công nhận việc giải quyết của UBND huyện là… đúng! Đến cuối năm 2001, Chủ tịch UBND huyện Long Thành lại ký quyết định thu hồi đất của bà Hạnh (thực tế diện tích đất này huyện, xã đã thu hồi từ năm 1999). Ngày 12/7/2004, Chủ tịch UBND huyện ký quyết định cưỡng chế san bằng nhà cửa, tịch thu tài sản, đẩy gia đình bà Hạnh ra ngoài, lấy đất... trồng cỏ dại (Kinh tế nông thôn cuối tuần số 41, ngày 13/10/2006 đã phản ánh - PV). Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai có báo cáo tổng hợp kết quả xem xét, ghi chú: “…Phần đất có nhà của bà Hạnh trước và sau khi cưỡng chế nằm ngoài quy hoạch trụ sở UBND xã Bình Sơn, hiện nay vẫn còn bỏ
Bà Nguyễn Thị Bé Ba, một người dân trong khu phố Bình Cư 3, cho biết: “Từ khi Công ty TNHH Kiến Phát san lấp mặt bằng để làm dự án, kênh thoát nước chính của khu phố chúng tôi tự dưng “biến mất”. Hàng chục hộ dân sống trong khu vực này lao đao vì ngập nước, cây cối trong vườn chết hết. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương, nhưng không được giải quyết triệt để. Liệu chúng tôi phải sống chung với ngập nước đến bao giờ?”.
Vào BVĐK Hưng Yên mọi người đều cảm nhận được việc phát số, bán sổ khám chữa bệnh (KCB) thông thoáng hơn trước. Khu vực đặt giấy, sổ và thẻ bảo hiểm y tế chờ được đóng dấu, vào sổ khám, đã được bố trí những hàng ghế cho người KCB ngồi chờ. Nhờ vậy mà bệnh nhân không còn phải đứng ngồi lộn xộn, chen chúc cãi vã nhau như trước kia nữa. Các đường cầu dẫn, hành lang lên khu mổ đã cơ bản hoàn tất đưa vào sử dụng, đẹp và thuận lợi hơn trước. Nếu được lắp và vận hành thang máy thì việc vận chuyển bệnh nhân lên mổ (tầng 3) và chuyển bệnh nhân xuống các khoa phục hồi sau mổ sẽ thuận lợi hơn nhiều...Các buồng bệnh hầu hết đều được trang bị giường i -nox và tủ đựng cá nhân dùng cho bệnh nhân.Các buồng bệnh được trang bị đủ đèn chiếu sáng, quạt, bình nước... Đã từng bước tiến dần để ngang bằng với các bệnh viện Trung ương. Tôi là bệnh nhân do bị cơn đau thắt ngực nên phải nằm điều trị tại buồng bệnh số 8, khoa Nội B, từ ngày 6/11 đến 15/11/2006. Phụ trách khoa nội B là bác sĩ Bùi Ngọc Dũng, Trưởng
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng huyện Cù Lao Dung, huyện có 8 xã thì xã nào cũng có gia đình chính sách cầm cố sổ trợ cấp. Tổng cộng có đến 213 hộ cầm cố sổ với số tiền 1.300.630.000 đồng và 10 chỉ vàng 24k. Trong đó có hộ cầm một lúc cả hai sổ như hộ ông Trương Văn Bự, ông Huỳnh Văn Đời ở xã An Thạnh Tây. Số tiền cầm cố thấp nhất là 1.200.000 đồng, cao nhất 20.000.000 đồng, lãi suất dao động từ 4-6%/tháng. Theo tìm hiểu, trong số 213 hộ cầm cố sổ trợ cấp thì có đến 147 hộ nghèo, 47 hộ trung bình và 19 hộ có mức sống khá. Lý do cầm cố sổ cũng đa dạng: vì nhà nghèo, không có tiền chữa bệnh; cần tiền cho con đi học; trả nợ; lấy tiền mua đất nuôi tôm hoặc lấy vốn làm ăn; cũng có người lại cho con cháu mượn sổ cầm cố... Khi tiếp xúc với chúng tôi, hầu hết bà con đều rất áy náy khi phải cầm cố sổ trợ cấp. ông Ng.V.T ở xã An Thạnh Tây bày tỏ: "Nói thật với chú, tụi tui cũng khổ tâm lắm khi phải cầm cố sổ trợ cấp mà nhà nước đã cấp cho mình. Nhưng do hoàn cảnh bắt buộc cả thôi. Vùng nà