Ngày 20-21/4, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF và Bộ NN-PTNT đã đồng tổ chức một diễn đàn nhằm chia sẻ kinh nghiệm về tiến trình xác định và phát triển các dự án thuận thiên trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại vùng cảnh quan Trung Trường Sơn.
Khắp nơi trên thế giới, con người và thiên nhiên đã và đang cảm nhận rõ những tác động tiêu cực của việc mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bởi sinh kế của họ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Việc thay đổi sử dụng đất, mất rừng, nông nghiệp thâm canh là những nguyên nhân chính khiến hệ thống khí hậu sụp đổ và hệ sinh thái suy thoái nghiêm trọng.
Liên Hợp quốc đã đề ra Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) nhằm giải quyết các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt. SDGs cũng đề ra một lộ trình rõ ràng để xây dựng được một tương lai bền vững vào năm 2030.
Thế nhưng, hàng năm chúng ta thiếu khoảng 2,5 nghìn tỷ USD để thực hiện hoá điều này. Mới chỉ có 52 tỷ USD đầu tư vào bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái trong khi đó việc này đòi hỏi ngân sách là 300-400 tỷ USD Mỹ.
Chính vì vậy, WWF và Bộ NN-PTNT đang thúc đẩy phát triển các dự án thuận thiên tại nhiều vùng cảnh quan quan trọng trên thế giới cùng với các đối tác thông qua các chương trình hợp tác như Quỹ Phục hồi Vùng Cảnh quan (LRF), Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD), Chương trình Hành động nhiều hơn vì Khí hậu (MoMo4C).
Theo đó, đây là diễn đàn lần thứ 3 chia sẻ vấn đề này tại Việt Nam khi các giải pháp thuận thiên vẫn còn khá mới. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án thuận thiên, WWF đã luôn nhận được sự hợp tác chặt chẽ từ phía Bộ NN-PTNT và hy vọng sẽ tiếp tục có cơ hội đồng hành cùng với Bộ trong tương lai.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT cho rắng: "Phát triển nông nghiệp sinh thái, thuận thiên, ứng phó với biến đổi khí hậu là định hướng chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới. Bộ NN-PTNT ghi nhận ý kiến đóng góp và các sáng kiến nêu ra tại Diễn đàn. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ phối hợp với các bên liên quan để thúc đẩy, nhân rộng các mô hình kinh doanh thuận thiên hiệu quả".
Diễn đàn có sự tham gia của hơn 100 đại biểu trong và ngoài nước, đại diện của các cơ quan ban ngành cấp Trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, trung tâm nghiên cứu và tư vấn, trường đại học, các công ty, tổ chức, cộng đồng, tổ chức tài chính, nhà tài trợ và báo giới.
Các giải pháp thuận thiên là những dự án vừa có khả năng sinh lời về mặt tài chính vừa góp phần hỗ trợ các vùng cảnh quan và các nền kinh tế phát triển bền vững và có khả năng phục hồi tốt. Các dự án tạo ra lợi nhuận này sẽ giúp giảm áp lực lên các hệ sinh thái, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng và nhân rộng quy mô những tác động tích cực lên tới thiên nhiên và con người.
Trung Trường Sơn là một điểm nóng về đa dạng sinh học không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới với 134 loài thú và hơn 500 loài chim. Đây cũng là nơi có nhiều cộng đồng sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Vì lý do đó, Trung Trường Sơn được lựa chọn là một trong hai sinh cảnh (cùng với đồng bằng sông Cửu Long) của DFCD và là cảnh quan duy nhất của LRF được đầu tư.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.