Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 4 năm 2020 | 14:43

Phát triển mắc ca ở Đắk Nông: Cần sự vào cuộc của nhiều "nhà"

Từ 2ha mô hình khảo nghiệm cây mắc ca năm 2010, trên địa bàn các xã Quảng Tâm, Đắk Buk So, Quảng Trực, đến nay, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) trồng được trên 800ha mắc ca.

Đặc biệt, nhiều bà con dân tộc thiểu số (DTTS) nhờ năng nổ, tích cực, chỉ sau một thời gian ngắn, đã làm giàu từ loại cây này. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế từ mắc ca, còn nhiều việc phải làm.

 

1.JPG
Gia đình chị Thị Nhay đang thu hoạch mắc ca.

 

Người Mơ Nông trồng mắc ca lãi lớn

Chị Thị Bem, dân tộc Mơ Nông, ở bon Buprăng II, xã Quảng Trực, cho biết, chị  trồng 1.700 cây mắc ca trên diện tích 5ha từ năm 2014 đến nay. Số mắc ca này trồng theo 2 đợt: năm 2014 trồng 1.000 cây; năm 2015 trồng tiếp 700 cây.

Do trồng giống chuẩn của Công ty Vinamaca (Đắk Lắk) nên sau 3 năm cây có quả bói. Năm đầu tiên (2017) thu được 1 tấn hạt tươi, bán tại vườn với giá 70.000 đồng/kg. Năm 2018, thu được 3 tấn hạt tươi; năm 2019 thu được 4 tấn hạt tươi, giá bán 100.000 đồng/kg. Dự kiến, năm 2020 thu 5 - 6 tấn hạt tươi (hiện thu hái được 1,2 tấn), giá bán 110. 000 đồng/kg, do đang có dịch Covid -19, nên phải thu chậm lại. Mắc ca có đặc điểm cây càng lớn cho trái càng sai, thu hoạch năm sau cao hơn năm trước và không phải chăm sóc nhiều.

Mỗi năm mắc ca thường cho thu 2 vụ. Năm 2020, dự kiến vụ chín vào tháng 4, thu hoạch được khoảng 3 tấn (đã thu được 1/3). Vụ tháng 8, cho thu khoảng 3 tấn.

Ngoài ra, 700 cây trồng năm 2015 đang tiếp tục chăm sóc, do lứa cây giống này bé hơn lứa trước nên dự kiến đến năm 2021 mới cho thu hoạch. Hiện, đang vặt hoa, không cho ra trái, để dưỡng sức cho cây.

Để chăm sóc vườn mắc ca nói trên, vào dịp cao điểm, chị Thị Bem phải thuê thêm 2-3 nhân công, trả thù lao 180.000 đồng/người/ngày.  

“Hiện, chúng tôi đang có dự định chuyển 5ha đất trồng cao su kém hiệu quả sang trồng mắc ca. So với tiêu, cà phê, ngô, mỳ (sắn) thì mắc ca là cây dễ trồng hơn, và rất phù hợp với đất Quảng Trực. Dự kiến, vào đầu mùa mưa, tháng 6-7 sắp tới, chúng tôi sẽ trồng”, chị Thị Bem nói. 

Cùng xã với chị, chị Thị Nhay, bon Buprăng 2, cũng cho biết, năm 2011, được huyện Tuy Đức hỗ trợ 300 cây mắc ca,  chị trồng xen trong vườn cà phê 1,8 ha. Do lúc đầu không đào hố cẩn thận theo hướng dẫn, nên cây yếu, năm 2017 mới có quả bói, và chỉ thu được 30 - 40 triệu đồng/năm. Từ năm 2018 đến nay, quả to đều, bán giá 110.000 đồng/kg, doanh thu 90-100 triệu đồng/năm.

Cần liên kết để phát triển bền vững

Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu thực địa, tham quan, tìm hiểu thực tế về cây mắc ca tại các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã lựa chọn và xác định mắc ca là cây chủ lực, có tiềm năng kinh tế, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, nhất là  phong tục, tập quán cánh tác của đồng bào DTTS.

 

2.JPG
Một thế hệ trồng mắc ca mới ở Đắk Nông.

 

Mặc dù thời điểm trồng mắc ca ở Tuy Đức chậm hơn so với các địa phương khác như: Ba Vì (Hà Nội), Thạch Thành (Thanh Hóa), Con Cuông (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Krông Năng (Đắk Lắk), Đức Trọng (Lâm Đồng), song, từ 2ha mô hình khảo nghiệm năm 2010 tại các xã Quảng Tâm, Đắk Buk So và Quảng Trực, đến nay, toàn huyện trồng được trên 800ha mắc ca.

Trong đó, đồng bào DTTS trồng trên 350ha, hầu hết đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, nhiều diện tích bắt đầu cho thu hoạch. 

So với các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu..., mắc ca là cây “dễ tính”, đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Đặc biệt, có thể trồng xen trong vườn cà phê, cây ăn trái, hồ tiêu, cây nông nghiệp ngắn ngày, đem lại nguồn thu “kép” hỗ trợ tích cực cho bà con.

Tuy Đức đã tổ chức 2 cuộc hội thảo, mời các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, kể cả chuyên gia của Hiệp hội mắc ca Úc, để đánh giá cây mắc ca trên địa bàn huyện. Kết quả cho thấy, mắc ca rất phù hợp với thổ nhưỡng Tuy Đức, đặc biệt, với khả năng chịu hạn tốt, mắc ca không những thích hợp với đất Tây Nguyên, mà còn phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào DTTS tại địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Phượng, Trưởng  phòng Nông nghiệp PTNT huyện Tuy Đức, cho biết: “Năm 2014, Đắk Nông đã xây dựng Đề án quy hoạch phát triển cây mắc ca trên địa bàn đến năm 2020. Với diện tích 12.488ha, trong đó trồng xen 7.389,4ha; trồng thuần 4.093,6ha; trồng phân tán 1.005ha. Trên địa bàn huyện Tuy Đức, mắc ca được trồng tập trung tại 5 xã: Quảng Trực, Đắk Buk So, Quảng Tâm, Đắk Rtih và phía Nam xã Quảng Tân.

Mặc dù mắc ca được trồng từ năm 2010, nhưng đến nay, chưa xây dựng được quy trình, kỹ thuật canh tác, chưa đánh giá được hiệu quả và đưa ra được các dòng, giống mắc ca phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác của người dân địa phương”.

Ngoài ra, cũng theo bà Phượng, việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện, đang dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, và người dân trồng là chính. Vì vậy, cần sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền, nhà nghiên cứu, để đánh giá cụ thể về cây mắc ca, và những khuyến cáo trong việc phát triển bền vững tại Tuy Đức.

Mặt khác, cần thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến mắc ca, để bà con yên tâm sản xuất. Đây cũng là cơ hội để Đắk Nông thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top