Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 10 tháng 12 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2019 | 17:44

Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng phát triển cây mắc ca

Mắc ca là cây trồng mới chưa được nghiên cứu đánh giá thấu đáo nên nông dân cần thận trọng khi phát triển loại cây trồng này.

mac-ca.jpg
Mắc ca được đánh giá thích hợp với vùng đất Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

Hiệp hội mắc ca Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vừa phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Định hướng rõ nhất tại hội thảo đối với cây mắc ca, vẫn là “cần thận trọng”.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có hơn 750 ha mắc ca, trong đó khoảng 600 ha trồng xen trong các vườn cà phê, hồ tiêu và 150 ha trồng thuần..

Khảo nghiệm tại huyện Krông Năng, địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh, năng suất cao nhất ở năm thứ 7 là 1,5 - 4tấn quả/ha. Với giá đang cao hơn 30% so với thị trường quốc tế, mắc ca thứ 7 ở Đắk Lắk có thể đạt giá trị kinh tế 150 - 350 triệu đồng/ha.

Tại hội thảo các đại biểu cho rằng, Đắk Lắk có nhiều vùng phù hợp với việc phát triển cây mắc ca và việc phát triển loại cây này sẽ góp phần đa dạng hoá sản phẩm ngành nông nghiệp của tỉnh.

Tuy nhiên, mắc ca cũng là cây trồng mới, chưa được nghiên cứu, đánh giá thấu đáo, nên nông dân cần thận trọng. Về phía UBND tỉnh Đắk Lắk, cuối năm 2017 đã yêu cầu Sở NN&PTNT tạm ngừng lập quy hoạch phát triển loại cây này.

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk, cây mắc ca ở tỉnh vẫn đang trong diện được nghiên cứu - lập đề án. Trong đề án đề xuất với UBND tỉnh, Sở cho rằng, để phát triển cây mắc ca phù hợp với Đắk Lắk vẫn cần xác định các vùng sinh thái phù hợp và quy trình sản xuất kết nối được với thị trường vẫn là yếu tố quyết định.

“Trong đề án đề xuất, Sở cũng xác định xây dựng các vùng sản xuất mắc ca tập trung, hình thành được những tổ hợp tác hay hợp tác xã để kết nối được với các doanh nghiệp, từ đó có thị trường đầu ra ổn định, tạo được chuỗi trong sản xuất mắc ca, đó mới là yếu tố tiên quyết để người dân tổ chức sản xuất có hiệu quả”, ông Dương nói./.

Hương Lý/VOV

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Nguồn vốn tín dụng chính sách (của NHCSXH) đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).

  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Hà Tĩnh dồn lực để về đích đúng hẹn

    Hà Tĩnh dồn lực để về đích đúng hẹn

    Hà Tĩnh là điểm sáng của cả nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng thí điểm tỉnh NTM. Thành quả này được kết tinh từ sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn tỉnh.

  • Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Ngày 6/12, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương tổ chức Hội nghị Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ 4 và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật nhà nông lần thứ 10, năm 2022-2023.

  • Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2023, Sóc Trăng có 7 chỉ tiêu vượt và 11 chỉ tiêu đạt 100% nghị quyết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước và đứng thứ 7 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Top