Sáng 18/12, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo "Gỡ vướng pháp lý để thu hút đầu tư".
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận ba vướng mắc nổi cộm, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư cũng như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên. Cụ thể là vướng mắc trong công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư công nhằm tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư và các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Vướng mắc của dự án đầu tư có đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất rừng, kể cả rừng phòng hộ ven biển. Và vướng mắc trong dự án đầu tư vào cụm công nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết: Thời gian qua, Phú Yên đã có những nỗ lực trong cải cách hành chính, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, tăng cường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, xúc tiến thương mại nhằm mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước; thực tế đã có nhiều nhà đầu tư lớn, trong nhiều lĩnh vực quan trọng như xây dựng, năng lượng, sản xuất, chế biến... đầu tư vào Phú Yên. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, điều kiện kinh tế - xã hội Phú Yên cũng ngày một phát triển.
Theo ông Võ Đình Tiến, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cho biết, thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều tổ chức, cá nhân muốn đầu tư trực tiếp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để hoạt động sản xuất, kinh doanh do quy hoạch đã có sẵn. Tuy nhiên, do pháp luật về đất đai chỉ quy định nhà nước cho tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp thuê đất. Sau đó, cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê lại để sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp nên đã khi xem xét chủ trương đầu tư đối với các dự án này cũng gặp vướng mắc. Nếu vướng mắc này không được tháo gỡ thì rất khó thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp hiện nay.
Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên cho biết, quy định của Luất Đất đai 2013 và Nghị định 68/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp có độ vênh nhau. Cụ thể, Điều 149, Luật Đất đai năm 2013, nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất… Sau đó, các tổ chức kinh tế này sau khi đầu tư hạ tầng xong thì được cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác thuê lại. Trong khi đó, Luật Đất đai 2013 chỉ cho tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp thuê đất, chưa có quy định về trường hợp cho tổ chức, cá nhân thuê đất trực tiếp trong cụm công nghiệp để sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để xây dựng nhà máy phân bón hay chế biến hạt điều…trong các cụm công nghiệp thì tỉnh không cho thuê được. “Có 5 doanh nghiệp đã đặt vấn đề từ 2 năm nay nhưng vẫn chưa thể xử lý được”, ông Anh nói.
Còn ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chia sẻ: Các bộ ngành, trong quy trình ban hành pháp luật hiện nay khi mỗi bộ ngành chủ trì một ngành luật riêng nên đã phát sinh trình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật. Chẳng hạn như một dự án đầu tư kinh doanh sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường….Các luật này có các nghị định, thông tư hướng dẫn cùng các quy trình thủ tục hành chính. Điều đáng lo ngại là các quy định này lại xung đột, chưa thống nhất, tạo ra nhiều khó khăn cho nhà đầu tư và các cơ quan hành chính cấp cơ sở…dẫn đến các doanh nghiệp thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, mất nhiều thời gian, nộp nhiều hồ sơ, chi phí giao dịch tốn kém, tiếp nhiều đoàn thanh tra kiểm tra, đình trệ hoạt động và rủi ro nguy cơ vi phạm pháp luật…”, ông Tuấn cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.