Quận Hà Đông: Công trình tiền tỷ chưa bàn giao đã có dấu hiệu hư hỏng
Được đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhưng 2 hội trường cho người dân hoạt động công cộng tại khu đất dịch vụ Nam Ninh - Khu Xê chưa bàn giao nhưng đã xuất hiện dấu hiệu hư hỏng.
Thông tin từ người dân sinh sống trên địa bàn phản ánh, tại khu đất dịch vụ Nam Ninh – Khu Xê thuộc phường Phú Lương (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) có hai công trình xây dựng khá quy mô, bề thế, hệ thống tường rào bao quanh trên một diện tích rộng hàng nghìn mét vuông. Hai công trình này có tên gọi là hội trường lô CC01 và hội trường lô CC02 khu đất dịch vụ Nam Ninh – Khu Xê.
Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao mà hai công trình bề thế này lại trở nên nhếch nhác, một số hạng mục bị hư hỏng trông rất hoang tàn.
Nhận được thông tin, phóng viên đã tìm đến địa chỉ trên và ghi nhận, ngay mặt tiền hội trường lô CC01, cánh cổng chính có dấu hiệu hoen rỉ, hư hỏng.
Trong khi đó, phía trong khuôn viên hội trường cỏ mọc um tùm, cửa ra vào, cửa sổ không được khóa, mở bung ra, thi thoảng lại có một số người thản nhiên chui qua cổng và ra vào khu nhà hội trường này tự do, thoải mái.
Cách đó không xa, hội trường CC02 cũng nằm trong tình trạng tương tự. Mặc dù được đầu tư xây dựng khá hiện đại, bề thế, tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, phía trong đã trở thành nơi ở sinh hoạt của nhiều người lao động. Vật liệu, máy móc được tập kết ngay cửa chính, hành lang của hội trường. Trong khi đó, quần áo, chiếu, đồ dùng cá nhân lại được treo bừa bộn khắp mặt tiền và mặt sau của nhà hội trường này, trông rất phản cảm, mất mỹ quan.
Trả lời báo chí, ông Dương Ngọc Thỏa, Phó chủ tịch UBND phường Phú Lương phụ trách văn hoá – xã hội, nói: Hai hội trường lô CC01 và CC02 tại khu đất dịch vụ Nam Ninh – Khu Xê do UBND phường Phú Lương làm chủ đầu tư. Nguồn vốn để xây dựng các công trình trên được lấy từ ngân sách Nhà nước. Hai công trình trên được xây dựng từ giữa năm 2017 với tổng mức đầu tư mỗi công trình hơn 10 tỷ đồng.
Ông Thỏa cho biết thêm, thời điểm này, công trình chưa được bàn giao cho UBND phường quản lý. Hiện tại, đơn vị thi công vẫn đang quản lý, hoàn thiện các hạng mục nhỏ.
Theo ông Thỏa thì công ty trúng thầu thi công hai công trình này nằm ở phường Dương Nội, quận Hà Đông. Thời gian tới, khi mà dân về ở đông, họ sẽ bàn giao công trình đó cho chủ đầu tư thì UBND phường sẽ bàn giao cho các tổ dân phố, lúc ấy mới chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chưa bàn giao cho phường nên trách nhiệm về bảo quản thì đơn vị thi công công trình phải chịu trách nhiệm.
“Khi nào bàn giao cho phường thì lúc đó phường mới chính thức quản lý. Tuy nhiên, dân cư ở khu vực đấy họ chưa về ở đông, phường cũng muốn thong thả một thời gian nữa, khi họ bàn giao thì phường sẽ tiếp quản và giao cho tổ dân phố đó…”, ôngThỏa nói về lý do hai nhà hội trường này chưa được bàn giao đưa vào sử dụng.
Cũng theo ông Thỏa, khu đất dịch vụ Nam Ninh – Khu Xê có diện tích 14,87ha. Hai hội trường này được xây dựng là nhằm phục vụ cho cư dân khu vực nói trên.
Tuy nhiên, hiện tại công trình trên vẫn chưa được bàn giao và đưa vào sử dụng, trái lại, một số hạng mục bị hư hỏng, thậm chí còn được sử dụng làm nơi ở, sinh hoạt của nhiều người lao động.
Thiết nghĩ, các ngành chức năng của quận Hà Đông cần sớm có giải pháp tháo gỡ những bất cập, tránh tình trạng đầu tư hàng chục tỷ đồng ngân sách xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng trong khi thực tế các công trình này lại chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.