Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 7 năm 2022 | 16:50

Quảng Nam chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Tính đến ngày 11/7, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận 2.971 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 17/18 huyện, thị xã, thành phố, cao hơn so với năm 2019 và tăng gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm 2021 (254 ca)…

Bùng phát sốt xuất huyết
 
Ngành Y tế Quảng Nam đã xác minh ca bệnh và xử lý 94 ổ dịch tại Điện Bàn (18), Duy Xuyên (14),Núi Thành (13), Tam Kỳ (12), Thăng Bình (11), Đại Lộc (07), Quế Sơn (04), Phú Ninh (03), Bắc Trà My (03), Nông Sơn (03), Hiệp Đức (01), Nam Trà My (01), không có tử vong.
 
Phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các xã trọng điểm, nơi có nguy cơ cao.
Phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các xã trọng điểm, nơi có nguy cơ cao.

 

Sốt xuất huyết bắt đầu tăng nhanh từ tuần thứ 21 (hơn 100 ca/tuần) và tăng đột biến bắt đầu từ tuần thứ 24 (tăng hơn 300 ca/tuần) và chưa có xu hướng giảm. Hiện nay là thời điểm thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi và bọ gậy phát triển, nguy cơ gia tăng các ca bệnh và lan rộng ra nhiều địa phương nếu không có các biện pháp chủ động phòng chống dịch.
 
Phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy 
 
Để tránh nguy cơ dịch bùng phát, không để “dịch chồng dịch” và đặc biệt không có trường hợp tử vong. Song song với công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành Y tế Quảng Nam đã huy động các nguồn lực và triển khai nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân.
 
Phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các xã trọng điểm, nơi có nguy cơ cao.
Phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các xã trọng điểm, nơi có nguy cơ cao.

 

Phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các xã trọng điểm, nơi có nguy cơ cao; diệt lăng quăng/bọ gậy tại hộ gia đình hàng tuần với phương châm: Không có bọ gậy, loăng quãng, không có muỗi thì không có SXH.
 
Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tại các nơi công cộng, cơ quan, trường học… Tăng cường công tác truyền thông giáo dục qua loa đài phát thanh và xe lưu động, nâng cao ý thức của người dân tự giác tham gia các hoạt động phòng chống SXH tại cộng đồng, đặc biệt là mỗi hộ gia đình tự giác thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm không cho muỗi vằn có nơi trú ngụ và sinh sản như lau chùi dụng cụ chứa nước, loại bỏ các dụng cụ phế thải không cân thiết.
 
Sốt xuất huyết đến nay vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc xin phòng bệnh. Do vậy, công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh luôn được các đơn vị chức năng quan tâm chủ động triển khai.
 
Do thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa bất chợt như những ngày qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh lăng quăng, muỗi, tăng nguy cơ lây lan bệnh SXH. Từ một con muỗi cái sau 25 ngày có thể làm phát sinh ra 2.250 con muỗi cái thế hệ tiếp theo.
 
Để phòng bệnh, mỗi người dân cần hành động ngay để bảo vệ cho chính mình và người thân bằng cách diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa lăng quăng (bể nước ăn, chum, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, thùng, xô, chậu, các dụng cụ khác như lon, chai,…) để muỗi không vào đẻ trứng.
 
Chà rửa, thau rửa các dụng cụ thường xuyên chứa nước khi phát hiện có lăng quăng, bọ gậy để tiêu diệt trứng muỗi (bám trên thành các dụng cụ chứa nước), hạn chế tồn tại của trứng muỗi SXH.
 
Thực hiện thường xuyên các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như bát kê chân chạn, lọ hoa, khay nước của tủ lạnh hay điều hòa, máng gia súc, gia cầm, bể cây cảnh; Loại bỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào bát nước kê chân chạn, các ổ nước đọng. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
 
Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh SXH cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top