Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2020 | 9:4

Quảng Nham: Phát triển kinh tế biển thành ngành mũi nhọn

Với 5,5km bờ biển, hơn 3km bờ sông Yên và cửa sông Lạch Bạng, xã Quảng Nham (Quảng Xương - Thanh Hóa) có lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy - hải sản.

Nắm bắt được điều này, lãnh đạo và nhân dân trong xã đã biến kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn và là nghề truyền thống của địa phương.

qx1.jpg
Quảng Nham chú trọng phát triển kinh tế biển thành ngành mũi nhọn

 

Những năm gần đây, đời sống người dân Quảng Nham có những bước chuyển mình đáng kể trên mọi phương diện. Kinh tế phát triển, chủ đạo là kinh tế biển, đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Giai đoạn 2015 – 2020, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản tăng 45% so với ban đầu. Để có được những kết quả đó, lãnh đạo và nhân dân Quảng Nham đã xác định và thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội trọng tâm là phát triển kinh tế biển. Đảng bộ xã đã chỉ đạo phát triển sản xuất trên cả bốn mặt: nuôi trồng, dịch vụ, vốn đầu tư, nâng cấp đóng mới phương tiện, sắm ngư lưới ngư cụ để nâng cao năng suất khai thác. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 267 phương tiện khai thác, tổng công suất  lên tới 31.069CV, tăng so với nhiệm kỳ trước 14.900CV. Ngư dân cũng đầu tư thêm nhiều thuyền có công suất lớn từ 200CV trở lên, nhằm đảm bảo cho việc khai thác ở tầm trung và vươn khơi xa. Bà con cũng tăng cường mối quan hệ bằng việc thành lập các tổ hội đoàn kết trên biển. Có 15 tổ hội đoàn kết trên biển, 02 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá được thành lập trong thời gian qua.  

qx2.jpg
Công sở xã Quảng Nham

 

Chế biến thủy - hải sản tăng cả về số lượng và quy mô sản xuất. Các tổ hợp chế biến hải sản hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, Quảng Nham cũng tập trung chỉ đạo bà con cải tạo bãi nuôi ngao, hồ nuôi tôm, cua, cá từ 62ha lên 93 ha. Tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào nuôi trồng, chuyển hướng từ nuôi quảng canh sang nuôi  theo hướng công nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, cải thiện sản lượng và chất lượng thủy - hải sản. Trong 05 năm qua, năng suất nuôi trồng thủy sản đạt trên 3000 tấn, tăng so với chỉ tiêu đề ra là 1.200 tấn.

Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế khác như sản xuất thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản cũng được chú trọng, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các công ty, doanh nghiệp đã xác định được quyền tự chủ trong kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị vào sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất tăng gấp 05 lần so với giai đoạn trước.

Cùng với những định hướng, hoạt động cụ thể về phát triển kinh tế, Quảng Nham cũng chú trọng đến các công tác giáo dục, văn hóa, hoàn thành về đích nông thôn mới năm 2017. Trên địa bàn toàn xã hiện cả 04 trường học đều đạt trường chuẩn quốc gia.

Được biết, trong giai đoạn tiếp theo, lãnh đạo và nhân dân Quảng Nham sẽ tiếp tục xác định mục tiêu lấy phát triển kinh tế biển làm trọng điểm, mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, hướng tới xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.                                              

   

 

 

 

 

 

 

         

 

Lê Biểu
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top