Vừa qua, nhiều cơ quan báo chí có nhận được đơn của ông Đỗ Đại Tiến, Chủ tịch HĐTV Công ty CP TMDV Anh Đại (Q. Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh) kêu cứu về việc chiếc xe cơ giới của ông gặp tai nạn nhưng phía đơn vị bán bảo hiểm không giải quyết vụ việc.
Sự việc diễn ra giữa khách hàng là ông Đỗ Đại Tiến, Chủ tịch HĐTV Công ty CP TMDV Anh Đại (Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) và Công ty Bảo hiểm VietinBank Sài Gòn (VBI).
Theo tài liệu, tháng 8/2019, ông Tiến, đại diện cho Công ty CP TMDV Anh Đại, ký hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới với VBI. Đối tượng bảo hiểm là chiếc xe tải nhãn hiệu Fuso FJ/Hung Nam- Mbbn, sản xuất năm 2019. Giá trị khai báo và số tiền bảo hiểm là 1,432 tỷ đồng. Bảo hiểm có thời hạn từ 17/8/2019 đến 27/8/2020. Tổng phí bảo hiểm hơn 20 triệu đồng.
Trong hợp đồng bảo hiểm, mục bồi thường bảo hiểm có ghi rõ: “Trong từng trường hợp cụ thể, để làm rõ các nguyên nhân và trách nhiệm bồi thường, bên B (tức bên bán bảo hiểm) có thể yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác”.
Cũng theo ông Tiến: Ngày 6/4 đối tượng bảo hiểm là chiếc xe tải nói trên (xe mang biển số 51D-602.68) gặp tai nạn tại thôn Gò Đền, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Vụ tai nạn làm tài xế xe 51D-602.68 là Trần Minh Phụng tử vong. Chiếc xe bị hư hỏng nặng.
Ông Tiến trình bày: “Sau khi xảy ra tai nạn, chúng tôi đã gọi điện thông báo cho đơn vị bảo hiểm là Công ty Bảo hiểm VietinBank Sài Gòn đến hỗ trợ, ghi nhận vụ việc nhưng phía công ty không đến và cũng không cử người đại diện ra ghi nhận hiện trường. Tiếp đó, nhiều lần chúng tôi đã liên hệ đề nghị phía công ty bảo hiểm sớm có biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc nhưng họ chỉ cho người ghi nhận thông tin rồi bỏ ngỏ”.
Quá bức xúc, ngày 14/8, ông Tiến thuê xe kéo, kéo chiếc xe bị tai nạn từ Ninh Thuận về đậu trước văn phòng của VBI trên đường Cộng Hòa (Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh), treo băng rôn yêu cầu giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, ông Tiến cho biết: “Vẫn không có một nhân sự nào của công ty bảo hiểm đứng ra giải quyết”.
“Tôi không hiểu nổi cách ứng xử của họ: Khi tai nạn xảy ra thì họ không cử người đến hiện trường. Tôi kéo xe về tận trụ sở thì họ né tránh, không gặp. Kể từ ngày tai nạn xảy ra đến nay đã 4 tháng, chúng tôi đã chịu nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần nhưng chính sự thờ ơ của đơn vị bảo hiểm càng khiến chúng tôi vô cùng bức xúc. Tôi chỉ mong đại diện công ty bảo hiểm ra mặt đối chất để giải quyết vụ việc cho hợp tình hợp lý để đảm bảo quyền lợi đôi bên”, ông Tiến chia sẻ.
Để phản ánh một cách khách quan, đa chiều, phóng viên đã chuyển nội dung vụ việc cũng như những bức xúc của ông Tiến đến VBI. Tại thời điểm bài báo xuất bản, vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía VBI.
Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin về vụ việc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.