Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác khoáng sản ngày càng “biến tướng”, đặc biệt vào dịp cuối năm. Lực lượng chức năng đã lập biên bản và bàn giao cho công an địa phương điều tra làm rõ những vụ vi phạm.
Bắt quả tang nhóm đối tượng khai thác khoáng sản trái phép
Thông tin từ Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, mới đây, lực lượng chức năng đã bắt quả tang một nhóm đối tượng đang khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Tri Tôn.
Được biết, sau khi tiếp nhận tin báo của người dân tại khu vực đất ruộng thuộc tổ 18, ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, có một nhóm đối tượng đang khai thác khoáng sản trái phép, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang đến kiểm tra phát hiện, bắt quả tang hai xe Kobe (máy cuốc) do tài xế Nguyễn Thành Giang (sinh năm 1992, trú tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới) và Nguyễn Duy Thanh (sinh năm 2005, trú tại thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) điều khiển đang khai thác khoáng sản trái phép là đất, cát.
Tại hiện trường còn có 3 xe ôtô tải ben tự chế không biển số, do tài xế Võ Văn Pháp (sinh năm 2001), Lê Việc Khắc (sinh năm 2001), Đinh Hồng Sơn (sinh năm 2000), cùng trú tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, điều khiển và 1 ghe sắt biển số AG-24382 do Nguyễn Văn Út (sinh năm 1965, trú tại xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) điều khiển để chở khoáng sản được khai thác trái phép.
Qua kiểm tra, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang phát hiện diện tích đất bị cày xới khoảng 3.900m2, độ sâu trên dưới 3m, đã khai thác khoảng 10.000m3 đất, cát.
Tại thời điểm bắt quả tang, những người trên không xuất trình được giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp về hoạt động khai thác khoáng sản.
Làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu nhóm người trên khai nhận khai thác, vận chuyển đất, cát thuê cho một người ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Khu vực các đối tượng đang khai thác do ông Lê Văn Trự (sinh năm 1972, trú tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn) làm chủ.
Ông Trự khai nhận có hợp đồng với một công ty tại thành phố Long Xuyên, An Giang để đào ao nuôi cá với diện tích 1.000m2, độ sâu 4m. Công ty này sẽ lấy đất và trả ông 70 triệu đồng. Ông Trự không xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc đào ao nuôi cá.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản vụ việc và bàn giao cho Công an huyện Tri Tôn tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý theo quy định.
“Điểm nóng” khai thác khoáng sản trái phép
Thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản liên quan đến việc đưa các ghe, tàu ra khỏi khu vực lòng hồ Biển Lạc.
Cụ thể, UBND tỉnh giao UBND huyện Tánh Linh phối hợp với Sở GTVT và Công an tỉnh nghiên cứu thêm phương án đưa tất cả tàu còn lại ra khỏi lòng hồ Biển Lạc trước ngày 28-1.
Trường hợp, không có phương án khả thi để đưa các tàu ra khỏi lòng hồ mà phải chờ đến mùa khô, nước rút hoàn toàn thì huyện Tánh Linh phải có phương án kiểm soát chặt chẽ, không để bất cứ phương tiện nào hoạt động.
Đồng thời huyện phải hoàn chỉnh phương án không để tái diễn tình trạng các ghe, tàu khai thác cát trái phép trong lòng hồ.
Trước đó, ông Giáp Hà Bắc, Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh đã có báo cáo về “điểm nóng” khai thác khoáng sản trái phép này. Cụ thể, tại lòng hồ Biển Lạc có 18 ghe, tàu hút cát và đến nay đã đưa 10 tàu lên bờ, tiến hành tháo máy bơm hút cát đối với 2 tàu và còn 6 tàu đang mắc cạn trong lòng hồ.
Hiện UBND huyện đã vận động 3 chủ phương tiện bán 3 chiếc tàu nhưng chưa vận chuyển đi được, còn lại 3 tàu đã niêm phong, hàn gắn các con tàu lại với nhau chờ nước rút, đường khô sẽ cho xe vào trục vớt.
“Với sự quyết tâm, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt; lập các chốt trực ngay tại lòng hồ và việc chưa đưa 6 con tàu còn lại ra khỏi lòng hồ là do tàu mắc cạn không di chuyển được. Khi vào mùa khô, nước rút hoàn toàn, bằng mọi giá chúng tôi phải đưa số tàu này ra khỏi hồ Biển Lạc”- ông Bắc cho biết.
Hồ Biển Lạc rộng 1.000 ha, vào mùa mưa hồ này tràn nước, rộng gấp 3 lần và diện tích mặt hồ lên đến 3.000 ha. Trong hồ có nhiều loài cá, thủy sinh quý hiếm sinh sống, là nơi cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân hai huyện Tánh Linh, Đức Linh. Tuy nhiên nhiều năm qua nơi đây trở thành “điểm nóng” khai thác cát trái phép, băm nát khu vực hồ.
Những người khai thác trái phép sau khi hút cát đưa lên bờ rồi vận chuyển bằng xe ben đưa qua tỉnh Đồng Nai tiêu thụ. Nhiều năm qua, nơi đây luôn là điểm khai thác khoáng sản trái phép nhức nhối của tỉnh Bình Thuận.
Theo UBND huyện Tánh Linh, do hồ Biển Lạc rộng lớn và giáp ranh với huyện Đức Linh nên công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn. Những người khai thác khoáng sản trái phép luôn thường phân công cảnh giới, ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm tra, xử lý và lần này huyện kiên quyết trục xuất tất cả tàu thuyền lên bờ, hy vọng “điểm nóng” khai thác khoáng sản ở đây hạ nhiệt.
Thế nào là khai thác khoáng sản trái phép? Theo Điều 2, Luật Khoáng sản năm 2010 định nghĩa về khoáng sản thì: Khoáng sản là những khoáng vật, khoáng chất được tạo thành trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và được sử dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày của con người. Hoạt động khai thác khoáng sản được hiểu là quá trình thực hiện nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm các công đoạn như: xây dựng mỏ, khai đào, phân loại, và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động này phải có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành và được tính bắt đuầ từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản, khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ – phục hồi môi trường). Theo đó, có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi quyền của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do là hành vi vi phạm pháp luật nên khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ, tính chất, phạm vi vi phạm. Khai thác khoáng sản trái phép bị xử phạt hành chính Cơ sở pháp lý của xử phạt hành chính về hành vi khai thác khoáng sản trái phép là Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Theo đó, tương ứng với mỗi trường hợp thì chế tài xử phạt cũng khác nhau. Cụ thể: Trường hợp 1: Khai thác khoáng sản trái pháp mà làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 43) – Khai thác khoáng sản là trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình nhưng mục đích không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tùy trường hợp đem cho tặng hay đem bán khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác. – Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong hai hành vi sau: + Không đăng ký khối lượng, công suất, khu vực, thiết bị, phương pháp và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Thu hồi sỏi, cát từ các dự án khơi thông, nạo vét luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. – Khai thác trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư được cho phép đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư, tuy nhiên sản phẩm khai thác lại không sử dụng với mục đích xây dựng dự án đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể: + Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác, cho dự án, công trình khác; + Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi khai thác khoáng sản rồi đem bán cho tổ chức, cá nhân khác. – Phải nộp lại số lợi từ việc khai thác trái pháp luật. Trường hợp 2: Khai thác khoáng sản trái phép mà lại không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 44) – Trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư hoặc phê duyệt nhưng lại chưa được cho phép khai thác theo quy định mà lại thực hiện khai thác thì: + Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đã báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nhưng chưa được cho phép; + Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép để cho phép theo quy định. – Có thể bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền do thực hiện khai thác khoáng sản trái phép. – Có thể bị buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh. Trường hợp 3: Khai thác khoáng sản trái phép (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 47) – Nếu không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thì tùy theo mức độ ổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; – Nếu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản khác thì tùy thuộc vào khu vực được phép khai thác khoáng sản sẽ bị phạt từ 70.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; – Nếu khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại thì tùy theo khối lượng khoáng sản nguyên khai sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; – Nếu khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì bị phạt tiền lên đến1.000.000.000 đồng; – Có thể bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm; – Có thể bị buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; buộc chi trả kinh phí phục vụ cho việc kiểm định, trưng cầu giám định, đo đạc,… Trường hợp 4: Khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 48) – Nếu khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phạm vi luồng; hoặc trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc hạ tầng giao thông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì tùy thuộc vào tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; – Nếu khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi trên mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì tùy thuộc vào tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng; – Có thể bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để khai thác; – Có thể bị buộc cải tạo, phục hồi môi trường; buộc thực hiện các giải pháp để đưa khu vực có khoáng sản đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù và trả các kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình hạ tầng kỹ thuật ,công trình đê điều, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra; phải chi trả kinh phí phục vụ cho việc kiểm định, trưng cầu giám định, đo đạc và xác minh,… – Nếu khai thác tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng. Trường hợp 5: Các hành vi khai thác khoáng sản trái phép khác (Điều 52) : – Nếu báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực được cấp giấy phép thì bị phạt cảnh cáo; – Nếu không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực được cấp giấy phép thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; – Nếu phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo để cấp giấy phép; không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng chưa được cho phép nhưng vẫn khai thác, sử dụng loại khoáng sản đi kèm, khoáng sản mới phát hiện; sử dụng khoáng sản thuộc phần tài nguyên nằm trong phần trữ lượng thuộc phạm vi được cấp phép trong quá trình khai thác; sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong Giấy phép; đã quá thời hạn cho phép mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thông báo kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra và không thuộc trường hợp bất khả kháng thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; – Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hình thức xử phạt quá thời hạn từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định về quản lý thuế còn bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến khi thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, nhưng không quá 12 tháng; – Nếu khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn và chưa cho phép thì tùy vào khoáng sản khai thác sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; – Có thể bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép. Khai thác khoáng sản trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự Các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi này sẽ cấu thành tội trên nếu có đầy đủ 04 dấu hiệu pháp lý như sau: Mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể và khách thể. Theo đó, chế tài xử phạt được quy định: Một là, đối với cá nhân có hành vi phạm tội: Khung hình phạt cơ bản: Trường hợp khai thác khoáng sản trong đất liền, hải đảo, các vùng như nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc khai thác không đúng với nội dung giấy phép được cấp thuộc một trong những trường hợp sau hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: – Thu lợi bất chính từ khai thác tài nguyên dầu khí, tài nguyên nước hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; – Khoáng sản có trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; – Hành vi gây gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây thương tích cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Khung hình phạt tăng nặng: Bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong các trường hợp: – Thu lợi bất chính từ khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; – Khoáng sản có trị giá 1.000.000.000 trở lên; – Có tổ chức; – Gây sự cố môi trường; – Hành vi gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây thương tích cho 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; – Làm chết người. Khung hình phạt bổ sung: có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Hai là, đối với pháp nhân có hành vi phạm tội: Khung hình phạt cơ bản: Trường hợp khai thác khoáng sản trong đất liền, hải đảo, lãnh thổ ven biển (như vùng nội thủy, vùng lãnh hải, thềm lục địa vùng đặc quyền kinh tế) và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép khai thác hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này. vẫn chưa được xóa án tích mà vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; Khung hình phạt tăng nặng: Nếu phạm tội thuộc các trường hợp tăng nặng như cá nhân đã trình bày trên thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; Khung hình phạt bổ sung: có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm kinh doanh hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.