Liên quan đến những vụ việc đang được dư luận quan tâm thời gian qua, như công trình "khủng" 9 tầng trên đất trồng cây Đồi Vua; xây "chui", bán hơn 200 biệt thự không phép xong mới đi hỏi thủ tục; phân lô đất KCN Sông Công II làm shophouse?...
Xây 'chui', bán hơn 200 biệt thự không phép xong mới đi hỏi thủ tục
Thông tin, hồi tháng 4/2020, Thanh tra tỉnh Hưng Yên đã công bố kết luận thanh tra toàn diện dự án Khu biệt thự và nhà phố Vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden đã chỉ ra loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án.
Theo đó, tại thời điểm thanh tra (tháng 3/2020), dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương, nhưng Công ty Đại Hưng chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý dự án; chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đã tự ý thực hiện phá dỡ toàn bộ các hạng mục của dự án “Nhà máy sản xuất gạch ngói tuynel”; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng phần thô hơn 200 căn biệt thự, nhà phố và một phần hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường giao thông, cây xanh, cấp thoát nước trong khuôn viên dự án và ký hợp đồng hợp tác đầu tư, mua bán nhà ở với khách hàng thu hơn 244 tỷ đồng.
Kết luận Thanh tra cũng nêu rõ trách nhiệm của các sở ngành để xảy ra sai phạm, tồn tại tại dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden. Cụ thể, các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường chưa sâu sát, chưa kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm của đơn vị. Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định chưa bảo đảm nội dung theo quy định.
UBND huyện Văn Giang, xã Phụng Công chưa sâu sát trong công tác quản lý nhà nước về quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, chưa có biện pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm.
Trao đổi với báo chí trước đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên cho biết các sở, ban, ngành, UBND huyện Văn Giang, xã Phụng Công đang kiểm điểm cán bộ liên quan đến sai phạm tại dự án Khu biệt thự và nhà phố Vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden do Công ty Đại Hưng làm chủ đầu tư.
Cũng theo lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, đối với dự án Khu biệt thự và nhà phố Vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden, khi nào UBND tỉnh Hưng Yên có quyết định chủ trương đầu tư thì mới làm tiếp thủ tục cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sau đó mới đến các bước tính tiền sử dụng đất, phê duyệt giá đất. Để dự án Khu biệt thự và nhà phố Vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden được phép cho dân vào ở, cấp sổ đỏ, chắc chắn sẽ còn là chặng đường dài.
Được biết, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên mới đây có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn quy trình thực hiện điều chỉnh mục tiêu dự án sang nhà ở của Công ty cổ phần thương mại sản xuất vật liệu xây dựng Đại Hưng (Công ty Đại Hưng).
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định tại Điều 14 của Luật Nhà ở 2014 thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn.
Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 22 và Điều 23 của Luật Nhà ở 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14) đã quy định cụ thể về các hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
Mặt khác, hiện nay theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 cũng thống nhất một thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư. Do đó, việc điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư dự án này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan.
Bộ Xây dựng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên đối chiếu quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan để hướng dẫn Công ty Đại Hưng thực hiện điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư dự án này theo đúng quy định của pháp luật.
Xử phạt gần 300 triệu đồng UBND tỉnh Hưng Yên trước đó quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản đối với Công ty Đại Hưng - Chủ đầu tư dự án Khu biệt thự và nhà phố Vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden với số tiền là 290 triệu đồng. Trong đó, phạt 40 triệu đồng do tổ chức thi công hạng mục Nhà câu lạc bộ không có giấy phép xây dựng và phạt 250 triệu đồng do tổ chức kinh doanh bất động sản (đã ký hợp đồng mua bán nhà chia lô với khách hàng) mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện để đưa vào kinh doanh theo quy định. Nhưng điều đáng nói, tại quyết định này, tỉnh Hưng Yên không đưa ra yêu cầu khắc phục hậu quả hoặc giới hạn thời gian khắc phục hậu quả đối với những hành vi vi phạm của Công ty Đại Hưng. |
“Làm liều” khi cho phân lô đất KCN Sông Công II làm shophouse?
Theo thông tìn từ MT&ĐT, ngày 08/11/2019, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án đầu tư Cung cấp dịch vụ trong khu công nghiệp Sông Công II (Mã số dự án 1450310681) cho Công ty TNHH Quốc Tế H&A Việt Nam tại lô TT1, KCN Sông Công II (xã Tân Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên).
Mục tiêu của Dự án đầu tư Cung cấp dịch vụ trong khu công nghiệp Sông Công II là: Kinh doanh nhà hàng; Kinh doanh cửa hàng dịch vụ tiện ích phục vụ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Bán buôn, bán lẻ xăng dầu. Dự án có quy mô nhà hàng cửa hàng 2 tầng, cây xăng 3.000m2 với tổng diện tích đất sử dụng 13.826m2, tổng số vốn đầu tư của dự án là 50 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).Ngay sau khi Công ty TNHH Quốc Tế H&A Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án, các đơn vị phân phối bất động sản, thực hiện việc quảng cáo, rao bán rầm rộ các sản phẩm của khu đất được phân lô với tên gọi là Shop House.
Theo thông tin từ các sàn giao dịch bất động sản thì họ hiện đang MỞ BÁN ĐẤT NỀN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ – NGAY CỔNG CHÍNH KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG 2 – TP. SÔNG CÔNG, THÁI NGUYÊN. Đây được cho là “CƠ HỘI ĐẦU TƯ SINH LỜI HIẾM CÓ – NHANH TAY SỞ HỮU”. Giá chỉ từ: 800 tr/ lô, Diện tích từ 100m2 – 120m2, Đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng: cống hộp, vỉa hè, đường nhựa, chiếu sáng, cấp thoát nước ngầm, điện ngầm…. Nhận sổ vào Qúy I/2021.
Khi thông tin Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên cho phân lô bán nền đất KCN Sông Công II được báo chí CM loan truyền, nhiều chuyên gia pháp lý không khỏi ngạc nhiên về độ liều mạng, làm liều của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên.
Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP “QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ” ngày 22/5/2018 của Chính phủ, KCN được quy định như sau: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện DỊCH VỤ CHO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Theo Luật Đất đai 2013, “Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất” (Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề). Thực hiện quy định này, UBND TP Sông Công đã quy hoạch Khu đô thị và dịch vụ tiện ích KCN Sông Công II tại phường Bách Quang, phường Lương Sơn, xã Tân Quang, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Thế nhưng Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên có thực sự dám làm liều nếu không có sự chống lưng? Theo tìm hiểu thì việc lãnh đạo Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên dám làm liều xuất phát từ Quyết định “về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sông Công II” của UBND tỉnh Thái Nguyên (số 3293/QĐ-UBND ngày 6/12/2016) do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Tuấn ký.
Theo QĐ điều chỉnh quy hoạch 3293 thì diện tích một loạt đất chức năng của KCN Sông Công II bị điều chính giảm. VD: Đất nhà máy, kho tàng từ 169,4 ha giảm xuống 167,5 ha; đường giao thông từ 36,68 ha giảm còn 27,52 ha… Thế nhưng đất trung tâm điều hành, dịch vụ tăng từ 11,12 ha lên 21,68 ha; Bến, bãi đỗ xe tăng từ 4,32 ha lên 5,12 ha…
Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan KCN được QĐ 3293 mô tả như sau: “Không gian kiến trúc cảnh quan chính của KCN Sông Công II được tổ chức hai bên trục đường chính từ lối vào của KCN. Điểm nhấn không gian chính là khu vực cổng chính với hệ thống trung tâm điều hành dịch vụ tập trung với tầng cao trung bình được quy hoạch với số tầng là 5 tầng. Khu trung tâm điều hành dịch vụ sẽ là quỹ đất dành cho các hoạt động hỗ trợ sản xuất, căn phòng giới thiệu sản phẩm, các dịch vụ công công, có thể xây dựng những nhà cao tầng để tạo dựng một bộ mặt khang trang của KCN Sông Công II”.
Như vậy có thể thấy việc Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên liều mạng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án đầu tư Cung cấp dịch vụ trong khu công nghiệp Sông Công II (Mã số dự án 1450310681) cho Công ty TNHH Quốc Tế H&A Việt Nam tại lô TT1, KCN Sông Công II để phân lô kinh doanh nhà hàng, kinh doanh cửa hàng dịch vụ tiện ích, bán buôn, bán lẻ xăng dầu… với tổng diện tích đất sử dụng 13.826m2… cũng là “phù hợp” với việc điều chỉnh quy hoạch của do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Tuấn ký.
Năm 2015, ông Đoàn Văn Tuấn được bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên (nhiệm kỳ 2011-2016). Trước đó, ông Đoàn Văn Tuấn là Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 27/3/2019, tại kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII nhiệm kỳ 2016-2021, ông Dương Văn Lượng đã được bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên thay cho ông Đoàn Văn Tuấn nghỉ hưu.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.