Sớm làm rõ nguyên nhân cháu bé tử vong tại hồ bơi tạo sóng Tuần Châu
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 25/7/2018, người dân phát hiện một cháu bé bị đuối nước trong hồ bơi tạo sóng thuộc khu vực Dự án khu vui chơi giải trí Tuần Châu sau khi chủ cơ sở này ngừng việc tạo sóng nhân tạo.
Dự án khu vui chơi giải trí Tuần Châu nằm trên địa bàn xã Sài Sơn (Quốc Oai - Hà Nội), là một trong những dự án lớn của Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội. Tại dự án này, ngoài xây dựng nhiều nhà ở biệt thự liền kề nhằm mục đích thương mại thì chủ đầu tư còn tiến hành xây dựng một số hạng mục vui chơi giải trí như: Khu thực cảnh, hồ bơi tạo sóng, biểu diễn cá heo…, nhằm thu hút nhiều khách đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng.
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 25/7/2018, người dân phát hiện một cháu bé bị đuối nước trong hồ bơi tạo sóng thuộc khu vực Dự án khu vui chơi giải trí Tuần Châu sau khi chủ cơ sở này ngừng việc tạo sóng nhân tạo.
Ngay sau đó, cháu bé được nhân viên của Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội và người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quốc Oai. Tuy nhiên, các bác sỹ sau đó kết luận: cháu bé bị tử vong ngoài bệnh viện.
Cháu bé được xác định là Nguyễn Thị Thu Giang (sinh năm 2012), thường trú tại thôn Yên Phú, xã Xuân Thu (Sóc Sơn - Hà Nội). Cùng đi với cháu Thu Giang đến hồ bơi hôm đó còn có người lớn trong gia đình đi kèm và bốn đứa trẻ khác. Khi phát hiện cháu Giang bị đuối nước, trên người cháu không mặc áo phao.
Sau khi sự việc đáng tiếc trên xảy ra, đông đảo người dân trong và ngoài khu vực xã Sài Sơn đều hết sức bàng hoàng, lo lắng. Bởi đã xảy ra sự việc chết người nghiêm trọng như vậy nhưng không một cơ quan chức năng nào thực hiện việc tạm đình chỉ hoạt động đối với hồ bơi tạo sóng của chủ đầu tư, thậm chí ngay ngày hôm sau, hồ bơi này vẫn diễn ra các hoạt động bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Anh Nguyễn Văn D., thường trú tại thôn Thụy Khuê (xã Sài Sơn) tâm sự: “Tôi vô cùng sửng sốt khi nhận được hung tin là có cháu bé 6 tuổi bị đuối nước trong hồ bơi tạo sóng của Công ty Tuần Châu. Nhà tôi cũng có con nhỏ, thỉnh thoảng vẫn cho các con vào trong đó bơi nhưng kể từ bây giờ thì tôi không dám đưa con mình vào trong đó nữa”.
Một người dân khác sống cạnh dự án bày tỏ bức xúc: “Xảy ra việc chết người là rất nghiêm trọng rồi, nhưng tôi không hiểu tại sao các cơ quan pháp luật lại không tiến hành đình chỉ hoạt động đối với hồ bơi này để điều tra xem nguyên nhân vì sao cháu bé bị đuối nước và hồ bơi đó có được đảm bảo về các thông số kỹ thuật hay không?”.
Quan sát bằng mắt thường thấy, đây là hồ bơi khá rộng và sâu, đơn vị đã khuyến cáo trẻ dưới 14 tuổi phải mặc áo phao nhưng tại sao nhân viên của công ty lại để cho bé mới 6 tuổi xuống hồ bơi mà trên người không mặc áo phao? Đây có phải là sự vô tâm, tắc trách, thiếu kiểm soát và giám sát của nhân viên công ty? Vì nếu có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên thì đương nhiên phải nhìn thấy bé chỉ mới 6 tuổi xuống hồ bơi mà không mặc áo phao là điều rất nguy hiểm, cần phải có biện pháp ngăn chặn hoặc thông báo cho người nhà của cháu bé biết?!...
Để có thông tin từ đơn vị quản lý hồ bơi, chúng tôi được Văn phòng UBND huyện Quốc Oai cho số điện thoại nhưng điện vào số máy 08.88666108 thì toàn thấy máy bận.
Đề nghị các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội sớm vào cuộc điều tra, xác minh và có kết luận về nguyên nhân cái chết của bé Thu Giang; đồng thời xem xét đình chỉ hoạt động đối với hồ bơi tạo sóng của Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật và tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc trên.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.