Hàng loạt trạm trộn bê tông đặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn xã Tiến Xuân (Thạch Thất, TP. Hà Nội) đang ngày đêm hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, đa số các trạm trộn này đều sử dụng đất sai mục đích.
Bắc Giang: Lo lắng của người dân trước việc khai thác đất núi Khống
Theo người dân, việc khai thác đất núi Khống, xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang diễn ra đã 2 tháng nay này là trái phép, làm ảnh hưởng đến mồ mả của gia đình họ.
Các gia đình có mộ trên núi đều lo lắng trước việc khai thác đất tại khu vực này bởi hiện trên khu vực núi Khống đang tồn tại vài chục ngôi mộ.
Khu vực mỏ khai thác đất hiện đã phải dừng hoạt động. Người dân nơi đây đã chặn đường không cho xe vào vì cho rằng việc khai thác này là trái phép.
Tuy nhiên, đại diện UBND huyện Việt Yên lại cho biết, việc khai thác đất tại núi Khống là hợp pháp. Tháng 11/2018, UBND tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch khu vực núi Khống thôn Mỏ Thổ làm mỏ đất phục vụ công tác san lấp mặt bằng đường vành đai 4 Hà Nội qua địa phận tỉnh Bắc Giang. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh.
Theo đại diện Công ty Trường Thịnh, hiện đơn vị này đã chi trả hơn 700 triệu đồng tiền bồi thường cho 23 hộ dân có cây trồng trong khu vực khai thác đất. Mức giá này cao gần gấp đôi khung giá phê duyệt của nhà nước. Hầu hết người dân đều đồng thuận. Vấn đề vướng mắc hiện nay là các ngôi mộ của người dân ở trên núi.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của doanh nghiệp, hiện việc đàm phán với người dân đang gặp rất nhiều khó khăn. Những buổi họp mặt dù có mời, những người phản đối cũng không chịu đối thoại nhưng cứ khi xe công trình đến thi công, người dân lại chặn đường không cho xe vào khu vực khai thác.
Phường Vĩnh Hưng: Tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ngày càng phức tạp
Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội, tình trạng xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp tại nhiều quận, huyện đã được kiểm soát, đẩy lùi. Tuy nhiên, tại phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) tình trạng này lại đang có dấu hiệu bùng phát và nguy cơ trở thành một “vấn nạn”, khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Theo phản ánh của một số hộ dân sinh sống tại phường Vĩnh Hưng, từ nhiều năm nay, trên địa bàn phường Vĩnh Hưng đã diễn ra tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp rất sôi động. Ban đầu chỉ có vài hộ, sau đó, các hộ khác đua nhau làm theo, thậm chí có cả người ở địa phương khác tới đây mua đất nông nghiệp để xây nhà tạm, sau đó sửa thành nhà ở kiên cố và rao bán cho người khác.
Vi phạm nổi bật nhất phải kể đến là một loạt công trình tại ngõ 140 phố Đông Thiên. Theo quan sát của PV, ở khu vực này đang tồn tại rất nhiều công trình được xây dựng kiên cố 1-2 tầng mà chính quyền phường Vĩnh Hưng vẫn “làm ngơ”.
Cách đấy không xa, tại thửa đất ở số nhà 72 ngách 145/45 phố Vĩnh Hưng cũng xuất hiện tình trạng nhà xây dựng nhà ở trái phép, nhiều nhà được xây dựng kiên cố 2-4 tầng. Người dân đang ở tại căn nhà này chia sẻ: “Nhà này em mua và vào ở được hơn tháng rồi, nhà mới xây giá hơn 1 tỷ”. Trả lời thắc mắc của PV rằng tại sao nhà mới, đẹp mà giá rẻ thế thì người dân này cho biết do nhà chưa có sổ đỏ, đất này là đất nông nghiệp, mấy nhà gần đó cũng như vậy".
Cùng với đó tại thửa đất ở số 63B ngõ 259 phố Vĩnh Hưng là công trình xây dựng mới được đưa vào sử dụng. Các công trình được xây dựng trên đất nông nghiệp tại đây có quy mô không hề nhỏ, chiều cao từ 1-3 tầng.
PV được chủ đất cho vào tận trong nhà để xem căn nhà với nước sơn còn mới, nền nhà chưa sạch vết vôi vữa. Chủ đất cầm quyển sổ chứng nhận quyền sử dụng đất đưa PV và đơn đả mời chào: “Nhà anh mới xây, quanh đây người ta cũng xây hết rồi. Em mua là cứ việc vào ở thôi, sau này có đợt chuyển đổi sang đất ở thì phường gọi lên nộp thuế, còn không thì em cứ thế ở thôi, cần xây lên thì một thời gian sau “làm luật” rồi xây".
Người dân nơi đây chia sẻ: Để xây dựng được những căn nhà kiên cố như vậy, người dân cũng phải “làm luật” với chính quyền ở đây? Theo lý giải của một chủ đất, vì đây là đất nông nghiệp nên khi mua bán không thể có hợp đồng pháp lý mà chỉ có giấy viết tay.
Theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ban hành ngày 14/1/2014 của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp và đất công, UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về quản lý quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn về các trường hợp vi phạm mà không bị xử lý theo quy định của pháp luật. Yêu cầu chủ tịch các UBND phường, xã, thị trấn phải cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp (đặc biệt là các trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép) theo đúng thẩm quyền.
Nội dung Chỉ thị cũng nêu rõ, địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý thì Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, quyết định tạm dừng công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để chỉ đạo xử lý cho đến khi vi phạm được xử lý, khắc phục.
Chỉ thị là vậy, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà hàng loạt các công trình nhà ở xây dựng trên đất nông nghiệp cứ đua nhau “mọc” lên trên địa bàn phường Vĩnh Hưng?
Bến thủy không phép ngang nhiên hoạt động trên sông Hồng
Hàng loạt bến thủy nội địa tại Hà Nội hoạt động không phép nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại, gây thất thu ngân sách nhà nước, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đường thủy, an toàn đê điều, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Vậy nhưng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng Hà Nội dường như không biết, “ngó lơ” cho chúng lộng hành và ngày càng mở rộng…
Khu vực bờ đê thuộc hạ lưu sông Hồng, đoạn qua địa bàn cầu Thanh Trì (Hà Nội) trải dài nhiều cây số ven sông Hồng đoạn hạ lưu cầu Thanh Trì. Các bến bãi gần như không có tên, địa chỉ, nhưng hoạt động hết sức tấp nập, tàu bè chở cát, đá, sỏi, than bốc dỡ ngày đêm. Trên bến, hàng trăm chiếc xe tải hạng nặng, được cơi nới thùng thành, che đậy sơ sài, chạy rầm rầm. Ở mép bờ sông, các vòi bạch tuộc to như cây chuối được thả tự do xuống mép nước sông Hồng chờ tàu cát về là bơm hút lên bãi. Cả khu vực bờ đê sông Hồng như một công trường lớn, khói bụi, tiếng ồn luôn luôn hiện hữu, khiến cuộc sống của người dân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù có hàng chục các bến thủy nội địa đang ngang nhiên hoạt động công khi dọc theo sông Hồng đoạn qua khu vực hạ lưu cầu Thanh Trì, tuy nhiên, một điều lạ là các bến này đều hết phép hoạt động hoặc hoạt động không phép. Điển hình là tại bờ phải sông Hồng, bến thủy của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hồng Anh có địa chỉ tại Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội, hoạt động ở vị trí từ Km174+850 đến Km175, có giấy phép hoạt động bốc dỡ hàng hóa do Cảng vụ 2 cấp tới ngày 30.10.2013, hiện đã hết hạn từ lâu nhưng vẫn hoạt động bình thường. Thậm chí người dân địa phương cho biết, bến bãi này còn hoạt động tấp nập hơn xưa.
Tương tự, bến Thanh Sơn của Công ty cổ phần thương mại Thanh Sơn, có địa chỉ tại Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội, được Cảng vụ 2 cấp phép hoạt động bốc dỡ hàng hóa từ Km175 đến Km175+100, đã hết hạn ngày 21.1.2014, nhưng hiện nay vẫn đang hoạt động tấp nập. Hay như bến Trung Kiên, do ông Nguyễn Văn Bính làm chủ, được Cảng vụ 2 cấp phép hoạt động từ Km175+120 đến Km175+200, hết hạn ngày 15.12.2011, nhưng hiện nay vẫn hoạt động…
Bên cạnh đó, tại bờ trái sông Hồng, bến Văn Đức do HTX công nghiệp 22/12, có địa chỉ tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, được Cảng vụ 2 cấp phép từ Km168+310 đến Km168+369, hoạt động bốc xếp hàng hóa, đã hết hạn ngày 31.12.2013, nhưng nay vẫn hoạt động. Bến Hà Trang 2 do Công ty TNHH kinh doanh vận tải và vận chuyển Hà Trang, có địa chỉ tại Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội, được Cảng vụ 2 cấp phép từ Km170+200 đến Km170+600, đã hết hạn ngày 1.10.2013, nhưng nay vẫn hoạt động công khai.
Ngoài ra, hàng chục bến bãi khác dọc sông Hồng đoạn qua hạ lưu hiện đang hoạt động không phép, hết phép nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thì dường như “bỏ ngỏ” để chúng tồn tại. Nhiều bãi cát và bãi than vi phạm nghiêm trọng hành lang đê điều, hành lang thoát lũ, gây thất thu tài nguyên, ngân sách. Thế nhưng, tại sao chúng vẫn tồn tại?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.