Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 9 năm 2020 | 16:41

Thái Nguyên: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956), tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cơ sở dạy nghề bám sát địa bàn, đào tạo nghề sát với cuộc sống nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

người-dân-xã-điềm-mặc-định-hóa-tự-tin-phát-triển-chăn-nuôi-sau-khi-được-học-lớp-nghề-nuôi-và-phòng-trị-bệnh-cho-gà.jpg
Người dân xã Điềm Mặc (Định Hóa) tự tin phát triển chăn nuôi sau khi được học lớp nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà.

 

Bám sát địa bàn để hoàn thành nhiệm vụ

Ông Chử Văn Thủy, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa, cho biết: Hàng năm, chúng tôi luôn chủ động phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND các xã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn dựa trên kế hoạch được giao và nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn huyện. Năm 2019, Trung tâm đã tuyển sinh 07 lớp đào tạo nghề, có lớp đào tạo tại trung tâm, còn lại đào tạo tại các xã: Bình Thành, Đồng Thịnh, Sơn Phú, Điềm Mặc, Phú Đình, Linh Thông. Trong đó, lĩnh vực phi nông nghiệp 01 lớp/16 học viên (Nghề may công nghiệp); lĩnh vực nông nghiệp 06 lớp/163 học viên (gồm các nghề: nuôi và phòng trị bệnh cho gà, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, chế biến chè xanh, chè đen). Sau khi học xong, các học viên đều tìm được việc làm, một số đã mạnh dạn đầu tư, tự tin phát triển sản xuất cho bản thân và gia đình.

“Thực tế hiện nay, phần lớn lao động nông thôn trong độ tuổi lao động thường đi làm ăn xa hoặc đi làm cho các công ty ở trong và ngoài tỉnh nên công tác tuyển sinh các lớp nghề luôn gặp khó khăn. Bởi vậy, bên cạnh việc gửi thông báo tuyển sinh đến từng xã, trung tâm còn phối hợp với chính quyền các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới tận thôn bản; bám sát các nghề mà người dân mỗi địa phương cần để xây dựng và tuyển sinh lớp nghề cho phù hợp”, ông Thủy nói.  

Ông Bùi Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm dạy nghề Thái Nguyên (Sở Lao động-TBXH tỉnh Thái Nguyên), chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; ở các huyện, thành phố, thị xã đều có Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên của địa phương; các đơn vị ngoài công lập, các đơn vị ngoài tỉnh cũng tham gia dạy nghề nên việc tuyển sinh các lớp nghề theo Đề án 1956 của trung tâm gặp rất nhiều khó khăn.

giảng-viên-trung-tâm-dạy-nghề-thái-nguyên-hướng-dẫn-các-học-sinh-cách-hái-chè.JPG
Giảng viên Trung tâm dạy nghề Thái Nguyên hướng dẫn các học sinh cách hái chè.

 

Trước tình hình đó, hàng năm, trung tâm đều cử cán bộ xuống bám sát địa bàn, phối hợp với chính quyền các cấp, đoàn thể các địa phương để tìm hiểu nhu cầu học nghề thực tế của mỗi địa bàn; từ đó xây dựng kế hoạch và lịch học phù hợp. Năm 2019, công tác dạy nghề và liên kết quản lý đào tạo, trung tâm đã hoàn thành vượt mức kết hoạch được giao với 715/700 người (đạt 102% kế hoạch); trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn có ngân sách hỗ trợ là 05 lớp với 171 học viện.

 

Tư duy của người dân thay đổi

Bà Nguyễn Thị Hoa, phụ trách kỹ thuật của HTX Thái Ninh (xóm Minh Lập, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương), tâm sự: HTX Thái Ninh được thành lập năm 2019, với 7 thành viên; tất cả các thành viên đều cam kết sản xuất chè đúng theo quy trình VietGAP đã được học, được tập huấn nên sản phẩm chè của chúng tôi luôn được khách hàng tin dùng; chúng tôi đang xây dựng sản phẩm chè của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP.

xưởng-chế-biến-chè-của-htx-thái-ninh.JPG
Xưởng chế biến chè của HTX Thái Ninh.

 

Vừa qua, tôi đã theo học lớp bảo quản chế biến chề do Trung tâm Dạy nghề Thái Nguyên tổ chức. Thông qua lớp học nghề này, tôi đã tiếp thu được một số kiến thức rất bổ ích; nếu như trước đây, chúng tôi thường hái chè dùng bao tải để đựng, làm như vậy chè sẽ nóng và không đạt chất lượng. Theo cách của giảng viên hướng dẫn, chúng tôi đều hái chè cho vào dùng gùi chứa, đảm bảo độ thông thoáng để chè vẫn tươi khi đã hái. Sau khi hái về, chè phải đổ ra long phơi, không đổ ra đất. Ngoài ra, chúng tôi còn được học kỹ thuật sao, sấy sao cho chè đạt độ sáng, được mùi hương...

Bà Ma Thị Loan, ở xóm Song Thái 1 (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) là một trong những lao động được tham gia lớp đào tạo nghề chế biến chè xanh, chè đen tại địa phương cho biết: Sau 2 tháng tham gia lớp đào tạo nghề do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức, với những kiến thức được học, tôi từng bước áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình. Đầu tiên là việc thay thế giống chè trung du bằng giống chè lai cho năng suất cao hơn. Sau đó, tôi tiếp tục đầu tư mua tôn sao chè bằng inox, máy vò chè và áp dụng các quy trình chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, những năm gần đây, năng suất chè búp khô của gia đình tôi đã tăng từ 12kg/sào lên 20kg/sào; giá bán bình quân từ 200-250 nghìn đồng/kg, cao gấp đôi so với trước đây. 

Sau 10 năm thực hiện Đề án 1956, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ đào tạo cho 41.738 người; trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp là 26.896 người (chiếm 64,44%), nghề nông nghiệp là 14.842 người (chiếm 35,56%); số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 32.454 người đạt 77,75% (vượt mục tiêu của đề án trong từng giai đoạn đề ra). Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; nhiều hộ gia đình có người tham gia học nghề đa số có việc làm và thu nhập ổn định, không chỉ thoát nghèo, một số hộ còn trở lên giàu có. Kinh tế của người dân phát triển, tỷ lệ lao động có việc làm tăng lên; các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới liên quan đến thu nhập, việc làm ở mỗi địa bàn nhanh chóng hoàn thành, thiết thực đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh ngày một đạt thêm nhiều thành tích.

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top