Cách đây chưa lâu, người dân ở hạ nguồn Nhà máy thủy điện Trung Sơn chưa hết lo lắng vì thông tin không chính xác “đập thủy điện Trung Sơn bị vỡ”, thì nay người dân hoang mang khi biết có một điểm sạt lở gần thân đập nhà máy.
Theo người dân sống gần Nhà máy thủy điện Trung Sơn (xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), điểm sạt lở nằm ở hạ lưu nhà máy, rộng khoảng 100m, cao khoảng 200m, cách thân đập khoảng 20m. Người dân lo lắng vì rất có khả năng điểm sạt lở này tiếp tục mở rộng và ảnh hưởng tới thân đập.
Một người dân ở xã Trung Sơn cho biết, mùa mưa lũ năm nay, gia đình tôi và hàng trăm hộ khác mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng lo lắng vì Nhà máy thủy điện Trung Sơn. Hết thông tin cả một quả đồi ở bản Co Me bị nứt, chạy dài cả trăm mét, rồi thông tin lượng rác mắc vào cửa xả quá lớn nên cửa không xả được, do vậy có nguy cơ vỡ đập. Giờ đây, nhìn điểm sạt lở ngay sát thân đập, chúng tôi rất lo lắng.
Được biết, hiện nay nhiều người dân ở hạ nguồn Nhà máy thủy điện Trung Sơn đang lo lắng về điểm sạt lở gần thân đập nhà máy.
Được biết, ở phía hạ lưu, ở bên cánh hữu sông Mã, có một điểm sạt lở nằm cách thân đập thủy điện Trung Sơn không xa, đúng như người dân lo lắng. Để nắm rõ mức độ sạt lở, nguyên nhân sạt lở, khoảng cách từ điểm sạt lở đến thân đập cũng như độ an toàn của thân đập và nhà máy, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã đặt lịch làm việc với chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Vũ Hữu Phúc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, cho biết: Thời điểm xảy ra vào đỉnh điểm cơn mưa lớn. Bên anh sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan năng kiểm tra và tìm giải pháp xử lý.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về mức độ sạt lở, ông Phúc cho biết, số liệu chính xác bao nhiêu phải trên cơ sở đo đạc, kiểm tra của các cơ quan có liên quan. Khi nào có con số chính xác, anh sẽ báo lại sau. Anh khẳng định, tất cả các số liệu kỹ thuật của đập và nhà máy là an toàn tuyệt đối.
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, cho biết, điểm sạt lở xảy ra vào ngày 30 - 31/8. Huyện có hỏi Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, công ty bảo không vấn đề gì. Em gặp trực tiếp anh Phúc, anh ấy trả lời thì khách quan hơn.
Phóng viên đặt câu hỏi về mức độ sạt lở, ông Tự nói: Việc đó em phải hỏi Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, họ sẽ có trách nhiệm kiểm tra trả lời báo chứ hiện nay huyện đang tập trung khắc phục hậu quả sau lũ nên anh chưa quan tâm việc đó.
Nhà máy điện Trung Sơn có công suất 260 MW, bao gồm 4 tổ máy sản xuất 1.018,61 triệu kWh. Tổng mức đầu tư dự án là 410,68 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế Giới (WB) 330 triệu USD, vốn đối ứng của EVN 80,68 triệu USD. Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn thuộc Tổng Công ty Phát điện 2 (GENCO2) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Nguyên nhân, mức độ sạt lở, hướng khắc phục thủy điện Trung Sơn như thế nào, Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.