Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2015 | 3:10

Thi đua yêu nước là công việc thường xuyên, liên tục

Có người ví công tác thi đua là “mắt xích” cuối cùng trong chuỗi thành công của một đơn vị, nhưng với TS.Bùi Sỹ Tiếu, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam, người đã có nhiều năm kinh nghiệm với công tác này lại quan niệm khác, với ông, “thi đua khen thưởng là chất xúc tác để nối dài những thành công, là động lực để tiếp tục củng cố và khẳng định sự bền vững của mỗi đơn vị”.

TS.Bùi Sỹ Tiếu, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của HLV Thái Nguyên.

Xin ông cho biết, trong năm qua, công tác thi đua khen thưởng được HLV Việt Nam thực hiện như thế nào?

Phong trào thi đua ở HLV Việt Nam được thực hiện dưới nhiều hình thức, cách làm khác nhau. Tiêu biểu nhất là phong trào thi đua làm kinh tế VAC giỏi,  được các cấp Hội hưởng ứng với nhiều nội dung thiết thực như: HLV Lào Cai đưa nội dung thi đua vào làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại giỏi theo hướng VietGAP, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, chung sức xây dựng nông thôn mới; HLV Đồng Tháp vận động hội viên tham gia Hội thi trái ngon an toàn Nam Bộ, đoạt 4 giải nhì, 10 giải ba và 12 giải khuyến khích... HLV Bắc Giang đã tiến hành tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng 5 năm (2010-2015) vào tháng 6 năm 2015...

Theo kết quả tổng hợp từ các địa phương, trong 6 tháng đầu năm, đã có 39 cá nhân, 38 tập thể và 2 đơn vị của 6 tỉnh Hội được tặng cờ thi đua của Trung ương Hội và nhiều cá nhân, tập thể được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Trung ương Hội đã làm thủ tục giới thiệu và đề nghị 2 tập thể (HLV Yên Thế - Bắc Giang, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD), 2 cá nhân (ông Lê Đắc Vinh, HLV Tiên Du - Bắc Ninh, ông Phạm Hữu Hiện, HLV Châu Thành - Đồng Tháp)  là điển hình sản xuất kinh doanh giỏi để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT khen thưởng trong Hội nghị thi đua yêu nước ngành Nông nghiệp và PTNT.

Thưa ông, ở từng địa phương, công tác này có gì nổi bật không?

Đã có nhiều Hội cơ sở thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, điển hình như Hội Làm vườn - Trang trại (HLV-TT) TP.Hồ Chí Minh: Các đồng chí trong Ban chấp hành Hội, Ban Thường vụ và  hội viên câu lạc bộ trang trại đã tham gia kiến nghị nhiều chủ trương, đề xuất nhiều giải pháp để xây dựng nông thôn mới và được thành phố ghi nhận như chương trình vốn vay ưu đãi cho nông dân sản xuất nông nghiệp, chương trình phát triển hoa lan cây cảnh, chương trình phát triển tiêu thụ cá sấu, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Hội cùng tham gia góp ý các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Một đơn vị khác cũng có nhiều thành tích nổi trội là HLV tỉnh Bắc Giang. Hội đã kết nạp thêm nhiều hội viên mới. Đến nay, Hội có 600 trang trại đạt tiêu chí theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó có nhiều mô hình nổi bật như: Trang trại trồng cam của ông Bùi Đức Long, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) cho thu nhập 3,5 tỷ đồng/năm; mô hình cam Canh, nhãn muộn của anh Đặng Văn Tiến (Lục Ngạn) cho thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm; trang trại chăn nuôi thủy sản kết hợp nuôi lợn của ông Trần Văn Minh, xã Châu Minh (Hiệp Hòa) cho thu nhập 300 triệu đồng/năm…

Từ thực tế trên, theo ông, muốn thực hiện tốt các phong trào thi đua, cần có những “bí kíp” gì?

Đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ các phong trào thi đua như việc thường xuyên nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các cấp về vị trí, vai trò của công tác thi đua - khen thưởng; thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; sự phối hợp giữa cấp ủy chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào thi đua.

Một trong những bài học kinh nghiệm qua tổ chức phong trào thi đua là: Nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua - khen thưởng. Khi nói đến thi đua là nói đến phong trào; chúng ta vẫn có câu: “Cán bộ nào phong trào đó”, hàm ý đề cao vai trò của người lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm phong trào. Đối với người làm công tác thi đua, ngoài việc nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần có lòng nhiệt tình với công việc và phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, cụ thể, tỉ mỉ trong từng công việc. Người làm công tác phong trào cần có năng lực tổ chức để hướng cho mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.

Một kinh nghiệm nhỏ nữa trong công tác thi đua - khen thưởng, đó là thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời. Một lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Trong một tập thể có nhiều người như thế sẽ tạo không khí vui tươi đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần. Thực hiện tốt điều này là chúng ta đã duy trì thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn "Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày".

Xin chân thành cảm ơn ông!

Loan Nguyễn (thực hiện)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh long vàng - hướng đi mới

    Thanh long vàng - hướng đi mới

    Hiện nay, một số farm tại Bình Thuận đang tìm hướng đi mới cho cây thanh long. Thanh long vàng có cơ chế tự vệ, lớp vỏ bóng dày, do đó, không bắt thuốc bảo vệ thực vật. Và kháng côn trùng tự nhiên nên thanh long vàng thích hợp sản xuất hữu cơ.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top