Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 2 năm 2019 | 9:31

Thừa Thiên - Huế: Bãi cát “khổng lồ” hoạt động trái quy định?

UBND tỉnh TT-Huế đã có Quyết định số 07/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định về quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn. Vậy, các bãi tập kết trên địa bàn đã thực hiện đúng quyết định này hay chưa?

Mới đây, theo phản ánh của người dân tại phường An Hòa, bãi cát tại số 62 Đặng Tất (đường Đặng Tất, phường An Hòa, TP. Huế) được quy hoạch ngay trong khu dân cư có nhiều điểm chưa đúng với Quyết định 07 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ký ngày 03/01/2019 về việc Ban hành Quy định về quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn.

Bãi cát tại số 62 Đặng Tất, phường An Hòa, TP Huế nằm ngay cạnh lề đường, cạnh nhà dân và bên bờ sông Bạch Yến
Bãi cát tại số 62 Đặng Tất nằm ngay cạnh lề đường, cạnh nhà dân và bên bờ sông Bạch Yến.
 

Cụ thể, bãi cát này được xây dựng ngay bên lề tuyến đường Đặng Tất và cạnh các hộ dân cư, theo quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy đơn vị kinh doanh này đã vi phạm về khoảng cách từ bãi tập kết đến đường giao thông và khu dân cư (theo Quyết định bãi tập kết phải cách khu dân cư và đường giao thông ≤20m). 

Tiếp tục đối chiếu với Quyết định 07, bãi cát tại đây có nhiều điểm “đi ngược”, như: trong quyết định yêu cầu bãi cát phải có tường xây cao từ 1,5m - 2,5m, tuy nhiên, tường rào nơi đây chỉ là những tấm tôn kim loại kết lại với nhau một cách sơ sài.

Cũng theo quan sát của PV, nơi đây không có hệ thống xử lý nước thải, không có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp hoặc tên hộ, theo một nam thanh niên làm việc tại đây, biển ghi tên cửa hàng, doanh nghiệp “được lắp ở trong xa” nên không thấy được… 

Hàng rào của bãi cát này chỉ là những tấm tôn kim loại được gắn kết với nhau sơ sài, do lực đẩy của cát nên đã bị xiêu vẹo
Hàng rào của bãi cát này chỉ là những tấm tôn kim loại được gắn kết với nhau sơ sài, do lực đẩy của cát nên đã bị xiêu vẹo

 

Không những vậy, bãi cát này nằm ngay bên lề đường Đặng Tất, mỗi lần xe ra vào chở cát đã gây nên tình trạng bụi bặm, ô nhiễm môi trường sống của những người dân xung quanh. Cùng với đó, đầu tuyến đường Đặng Tất hướng giao nhau với đường Lý Thái Tổ - trục đường chính cho các xe tải lưu thông chở cát ra vào bãi là chợ An Hòa luôn có lượng lớn người và phương tiện giao thông càng khiến nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn bao giờ hết. 

Một người dân sống cạnh bãi cát cho biết, bãi cát này hoạt động nhiều năm. Do bãi cát này mà vào mùa mưa thì nhếch nhác bởi cát, sỏi vương vãi trên đường; vào mùa nắng thì bụi bặm khiến các nhà dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Chúng tôi không hiểu vì sao bãi cát này được xây dựng ngay trong khu đông dân cư vậy, khối lượng cát, sạn ra vào bãi thì nhiều không đếm được. 

Bãi cát không có biển biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp hoặc tên hộ và được “ngụy trang” sau những rặng cây, những tòa nhà
Bãi cát không có biển biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp hoặc tên hộ và được “ngụy trang” sau những rặng cây, những tòa nhà

 

Vậy nguồn cát, sạn “khổng lồ” này lấy từ đâu trong khi tỉnh Thừa Thiên - Huế đang siết chặt việc khai thác cát, sạn trên địa bàn? Theo một nam thanh niên làm việc ở đây cho biết, cát, sạn tại bãi được nhập từ các cơ sở ngoại tỉnh!? 

Trao đổi với PV báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Thúc Toàn, Phó chủ tịch UBND phường An Hòa, cho biết, phường vừa phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan để kiểm tra tại bãi cát số 62 Đặng Tất. Tuy nhiên, kể từ khi có Quyết định 07 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND xã và lực lượng chức năng vẫn chưa có đợt kiểm tra mới nào. 

Về hồ sơ của bãi cát tại 62 Đặng Tất, vị phó chủ tịch này cho biết, ông chưa nắm được nhiều, trong đó có nhiều giấy tờ như: Phụ lục hợp đồng mới nhất về việc cho thuê mặt bằng kinh doanh tại số 62 Đặng Tất, Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường… Và, dù đã cùng với đoàn về kiểm tra nhưng ông Toàn cũng không rõ về nguồn gốc cát, sỏi ở bãi này được thu mua từ đâu. 

Một bãi cát, sạn đã hoạt động được nhiều năm, ngoài những vấn đề người dân đang lo lắng như: an toàn giao thông, đảm bảo điều kiện môi trường…, dư luận hoài nghi: Bãi cát, sạn không đảm bảo theo quyết định mới nhất của UBND tỉnh nhưng vẫn chưa thấy chính quyền kiểm tra, chưa được chấn chỉnh, phải chăng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đang “tạo điều kiện” cho cơ sở này hoạt động? Đặc biệt, nạn khai thác “cát, sạn lậu” vẫn chưa được xử lý dứt điểm, vậy nhưng lãnh đạo địa phương không nắm rõ nguồn gốc cát, sạn tập kết đến đây, khiến nhiều người cho rằng, phải chăng những địa điểm như vậy là cơ sở tiêu thụ của “cát lậu”?

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top