Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 11 năm 2021 | 20:23

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường

Ngày 4/11, Hội Làm vườn Việt Nam và Cục Bảo vệ thực vật ký kết thỏa thuận hợp tác về “Tuyên truyền, vận động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường”.

Lễ ký kết được diễn ra giữa ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam và ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), dưới sự chứng kiến của các Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, lãnh đạo các Phòng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam, các cơ quan báo chí và truyền thông.

Ông Nguyễn Xuân Hồng và ông Hoàng Trung đều cho rằng, việc hợp tác này sẽ góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; thông qua hợp tác kịp thời tư vấn, phản biện các chính sách, đề xuất giải pháp cho các vấn đề mới phát sinh trong sản xuất thuộc lĩnh vực quản lý của Cục Bảo vệ thực vật. 

kk1.jpg
Cục Bảo vệ thực vật và Hội Làm vườn Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường.

 

Thời gian tới, hai bên sẽ phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, cộng đồng và toàn xã hội về công tác bảo vệ thực vật với phương châm phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc IPM, IPHM vào thực tiễn một cách hiệu quả, mang tính cộng đồng cao. Đồng thời, phối hợp trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác quản lý và sử dụng có trách nhiệm vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,..); thu gom bao bì; cấp mã số vùng trồng,…

kk2.jpg
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, phát biểu tại Lễ ký kết.

 

Đối với trách nhiệm của mình, ông Hoàng Trung cho biết, đơn vị sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề làm vườn thông qua việc xây dựng tài liệu và phát triển chương trình IPM, IPHM trên rau, quả; hướng dẫn quy trình kỹ thuật về nhân nuôi thiên địch để phòng chống dịch hại; hướng dẫn ứng dụng các biện pháp canh tác nhằm bảo tồn bền vững hệ sinh thái đồng ruộng, giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật gây hại cây trồng (mô hình cảnh quan, sản xuất bền vững…).

Cục Bảo vệ thực vật và Hội Làm vườn Việt Nam mong muốn các hoạt động trên ngày càng được đẩy mạnh và có tính lan tỏa tạo ra được nhiều mô hình vườn mẫu sản xuất hiệu quả, an toàn.

Bên cạnh đó, các bên hy vọng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan chuyên môn ở địa phương và các cấp, ngành liên quan để vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, góp phần phát triển một nền nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi, giá trị cao và bền vững.

Đặc biệt, trong quá trình hợp tác, hai bên sẽ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, triển khai, nhân rộng các mô hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, trình diễn các mô hình IPM, IPHM, công nghệ sinh thái, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đấu tranh sinh học, mô hình dự báo thời tiết và cảnh báo sâu bệnh, sử dụng thiết bị phun rải thuốc hiện đại, các mô hình sản xuất chuỗi rau quả an toàn, hiệu quả để phát triển kinh tế vườn bền vững.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, chia sẻ, trong sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất lớn trong đảm bảo năng suất cây trồng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng dư thưa dư lượng gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, đây cũng chính là lý do nhiều lô hàng rau, quả của Việt Nam bị nước ngoài trả về thời gian gần đây.   

kk3.jpg
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, phát biểu.

 

"Tới đây, Hội Làm vườn sẽ vận động nông dân và hội viên ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường. Theo xu hướng tất yếu của nông nghiệp hữu cơ, Hội sẽ tuyên truyên việc cắt giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tăng cường thuốc sinh học để mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, bền vững", ông Hồng nhấn mạnh.  

Bên cạnh đó, Hội Làm vườn sẽ đưa ra các tư vấn, phản biện trong việc xây dựng các chính sách và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Kết thúc buổi lễ, các bên tham gia ký kết cùng mong muốn các hoạt động trên ngày càng được đẩy mạnh và có tính lan tỏa, tạo ra được nhiều mô hình vườn mẫu sản xuất hiệu quả, an toàn. Đồng thời, hy vọng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan chuyên môn ở địa phương và các cấp, ngành liên quan để vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, góp phần phát triển một nền nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi, giá trị cao và bền vững.

 

 
Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top