Mặc dù đã thỏa thuận và đối tác đã tất toán xong 10,1 tỷ đồng khoản vay cho ngân hàng nhưng gần 10 năm sau, cơ quan tố tụng lại cáo buộc và tuyên án tù với khung hình phạt cao nhất về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ người làm chứng trở thành bị cáo
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Thị Thu Huệ (sinh năm 1972, ngụ quận 11, TP.Hồ Chí Minh) thành lập một số doanh nghiệp, trong đó có Công ty Thúy Hà với vốn điều lệ là 18 tỷ đồng. Bà Huệ nhờ Nguyễn An Ninh làm người đại diện theo pháp luật.
Phục vụ nhu cầu làm ăn, bà Huệ đã thế chấp tài sản có giá trị lớn hơn số tiền vay tại BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn. Tính đến ngày 9/12/2008, bà Huệ vay BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn với số tiền 49,5 tỷ đồng, trong đó có 10,1 tỷ đồng là khoản tiền mà bà Huệ bị cơ quan tố tụng cáo buộc chiếm đoạt của BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Do có quan hệ làm ăn từ trước nên ngày 28/11/2008, bà Huệ thỏa thuận chuyển nhượng Công ty Thúy Hà cho ông Huỳnh Công Thiện (sinh năm 1976, ngụ quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh) với nội dung: Sau khi kiểm tra và đối chiếu các chứng cứ, xác nhận tổng tiền phải trả nợ cho bà Nguyễn Thị Thu Huệ là 62,7 tỷ đồng (bao gồm 10,1 tỷ đồng bị cáo buộc chiếm đoạt của BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn), ông Thiện cam kết: “sẽ trả đủ số nợ trên cho bà Huệ bằng giá trị những tải sản của mình khi bà Huệ hoàn tất việc chuyển giúp tên trên hợp đồng cho thuê tài sản số 02/HĐ-TTS/2008 ký ngày 14/4/2008 với Công ty cổ phần Đầu tư Phi Long”.
Do Công ty Thúy Hà có 2 thành viên nên ngày 28/11/2008, bà Huệ mới thống nhất chuyển 50% vốn góp của Nguyễn An Ninh cho phía ông Thiện. Để đến ngày 18/12/2008, Công ty Thúy Hà chính thức được Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh đăng ký thay đổi thành viên từ phía bà Huệ sang cho vợ và người thân của ông Thiện đứng tên, đồng thời phía bà Huệ mới chính thức bàn giao con dấu.
Đến đây, việc làm ăn, nợ nần giữa bà Huệ với ông Thiện, giữa bà Huệ với BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn chấm dứt. Mặt khác, phía ông Thiện cũng đã tích cực trả các khoản nợ mà phía bà Huệ chuyển giao. Đến ngày 30/9/2009, phía ông Thiện đã trả toàn bộ số nợ của Công ty Thúy Hà thời kỳ bà Huệ vay của BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn, trong đó có khoản nợ 10,1 tỷ đồng mà Công ty Thúy Hà vay trong các ngày 1,3 và 9/12/2008 và được BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn xác nhận qua bản sao kê thanh toán. Sau khi tất toán, phía BIDV cũng đã trả lại thế chấp cho bà Huệ.
Thế nhưng vào năm 2015, do làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ nên ông Thiện bị điều tra nhiều khoản vay, trong đó có các khoản vay của Công ty Thúy Hà. Lúc này bà Huệ được Cơ quan điều tra mời lên với tư cách là nhân chứng vụ án, sau đó chuyển thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đến tháng 7/2018, bà Huệ trở thành bị can trong vụ án với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản 10,1 tỷ đồng của BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Không có bị hại vẫn phải ngồi tù ?
Tại phiên toà cấp sơ thẩm và phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Thu Huệ đều kêu oan nhưng đều bị tuyên mức án 12 năm tù và buộc bồi thường cho BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn 10,1 tỷ đồng tiền gốc và 12,1 tỷ đồng tiền lãi, tổng cộng hơn 23 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, ông Thiện khai nhận đã trả thay bà Huệ trả cho BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn là hơn 49,5 tỷ đồng và ông đã tất toán xong vào ngày 30/9/2009, trong đó có khoản 10,1 tỷ đồng mà bà Huệ rút ra trong các ngày 1,3 và 9/12/2009…
Tuy nhiên, mãi đến năm 2018, ông Thiện bỗng dưng thay đổi lời khai, làm đơn tố cáo cho rằng, do không biết bà Huệ làm hồ sơ để BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn giải ngân 10,1 tỷ đồng trong các ngày 1,3 và 9/12/2008, do đó, ông Thiện đã dùng pháp nhân khác là Công ty Thiện Thành của mình vay BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn để trả khoản tiền 10,1 tỷ đồng mà bà Huệ vay.
Từ đơn tố cáo này, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can Nguyễn Thị Thu Huệ về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cơ quan điều tra cho rằng, bà Huệ đã thỏa thuận chuyển Công ty Thúy Hà cho ông Thiện vào ngày 28/11/2008 nhưng sau đó vào các ngày 1,3 và 9/12/2008 bà Huệ vẫn chỉ đạo Nguyễn An Ninh ký với phía Công ty Thanh Danh mua thép để xuất hóa đơn “khống”, để BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn giải 10,1 tỷ đồng và rút ra đưa cho bà Huệ là hành vi lừa đảo.
Tại phiên tòa 2 cấp, bị cáo Huệ cho biết, do Công ty Thúy Hà có 2 thành viên nên ngày 28/11/2008, bà và ông Thiện mới thỏa thuận chuyển phần vốn góp 50% cho phía ông Thiện, còn lại 1 thành viên vẫn chưa thỏa thuận. Thực tế đó mới chỉ là thỏa thuận, bàn bạc, chứ chưa phải chính thức về mặt pháp lý vì phải chờ Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hồ Chí Minh đăng ký thay đổi thì mới có giá trị theo quy định. Mãi đến ngày 18/12/2008, việc chuyển nhượng này mới hoàn tất khi được Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hồ Chí Minh đăng ký thay đổi. Thời gian từ khi thỏa thuận đến khi hoàn tất thì mọi việc tại Công ty Thúy Hà vẫn do bà Huệ điều hành. Bản thân ông Thiện cũng hiểu điều đó. Hơn nữa, việc vay 10,1 tỷ đồng này là nằm trong kế hoạch và hạn mức tín dụng được BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn ký với Công ty Thúy Hà từ trước đó.
“Thực tế tôi không gây thiệt hại gì cho phía BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn vì tôi phải đưa tài sản có giá trị lớn hơn rất nhiều so với khoản vay, đồng thời từ ngày 30/9/2009, phía ông Thiện đã trả thay cho tôi theo thỏa thuận. Biên bản lời khai đều thể hiện ông Thiện đã thỏa thuận phải trả cho BIDV Chin nhánh Tây Sài Gòn hơn 49,5 tỷ đồng cho tôi. Đặc biệt, nếu xác định tôi còn nợ BIDV thì tại sao sau năm 2009 là thời điểm tất toán xong khoản nợ 10,1 tỷ đồng, khi tôi đi vay ở BIDV thì vẫn giao dịch bình thường. Sau 10 năm yên bình, tôi bỗng dưng lại bị khép vào tù tội một cách oan ức”, bà Nguyễn Thị Thu Huệ bức xúc.
Về vấn đề này, Luật sư Lê Thị Minh Ngoc - nguyên Thẩm phán TAND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc quy kết bị cáo Nguyễn Thị Thu Huệ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là sai cả về tố tụng lẫn nhận thức. Khi muốn quy kết người phạm tội danh này thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được 2 yếu tố khách quan là có thủ đoạn gian dối và chiếm đoạt tài sản. Hai yếu tố này không được tách rời nhau.
Theo Luật sư Lê Thị Ngọc Minh, ngày 28/11/2008 là ngày bà Huệ và ông Thiện xác lập với nhau về công nợ nhưng trên thực tế Công ty Thuý Hà vẫn thuộc quyền quản lý của bà Huệ nên trong các ngày 1, 3, 9/12/2018 bà Huệ vẫn được quyền chỉ đạo nhân viên Công ty Thuý Hà xin BIDV tiếp tục giải ngân các hợp đồng vay.
Thực tế sau ngày 28/11/2018, ông Thiện đã trả hết khoản nợ cho bà Huệ trước khi khởi tố vụ án là 7 năm 3 tháng và trước lúc khởi tố bị can là 9 năm 10 tháng. Trong suốt thời gian đó, giữa BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn, bà Huệ và ông Thiện không hề có thắc mắc, khiếu nại gì nhau.
Hơn nữa, BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn đã thu đúng, thu đủ cả vốn và lãi của phần này, do đó, ngân hàng cũng đã giải chấp, trả lại toàn bộ các tài sản mà phía bà Huệ mang đi thế chấp. Chính vì thế, cơ quan tiến hành tố tụng lập luận cho rằng khoản tiền 10,1 tỷ đồng bà Huệ vay mà ông Thiện không biết nên “trả nhầm”, trả dư là hoàn toàn sai sự thật, sai bản chất của vụ án.
Trong khi đó, Cáo trạng số 111/CT-VKSTC-V3 ngày 16/8/2018 lại cho rằng: “Do không biết hành vi của Nguyễn Thị Thu Huệ nên sau khi nhận chuyển nhượng Công ty Thuý Hà (28/11/2008), Huỳnh Công Thiện đã sử dụng pháp nhân Công ty Thiện Thành vay của BIDV Tây Sài Gòn để trả khoản nợ 10,1 tỷ đồng” (!).
Còn theo Luật sư Phạm Công Hùng, nguyên Thẩm phán TAND Cấp cao, việc buộc tội bị Nguyễn Thị Thu Huệ là không có căn cứ pháp luật vì mọi việc đã được hoàn tất trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện. Trong cả 2 bản án không hề có bất kỳ một phán quyết nào đối với khoản tiền 10,1 tỷ đồng mà ngân hàng đã thu hồi cả vốn lẫn lãi từ ngày 30/9/2009 do ông Thiện đã trả mà ngân hàng đang quản lý. Việc làm này đã tạo ra sự bất hợp lý là BIDV được hưởng lợi không có căn cứ khoản tiền 23,2 tỷ đồng (gốc 10,1 tỷ đồng và lãi 13,1 tỷ đồng) mà tòa buộc bị cáo Huệ phải trả cho ngân hàng này đến ngày khởi tố là hơn 9 năm.
Không chỉ buộc bị cáo phải trả số tiền khổng lồ, mà còn tuyên bị cáo 12 năm tù là hết sức oan ức vì thực tế BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn không bị thiệt hại từ các khoản vay của Công ty Thúy Hà lúc bà Huệ làm chủ do các khoản nợ này đã được tất toán xong cả chục năm và không hề có bị hại. Tại 2 phiên toà, BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn cũng không nhắc đến số tiền 10,1 tỷ đồng này. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để đánh giá khách quan toàn diện và đúng pháp luật để làm sáng tỏ vụ án, tránh oan sai cho người vô tội.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.