Hành lang đê sông Hồng thuộc địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh nhà hàng (nhà hàng Vườn tre quán, Tre Place) và trạm bê tông (Trạm bê tông Việt Đức).
Điều đáng nói, vi phạm xảy ra khá lâu nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng vẫn chưa có động thái xử lý dứt điểm.
Dấu hiệu vi phạm
Trạm bê tông Việt Đức (thuộc Công ty CP Đầu tư Sông Đà - Việt Đức) đã “chiếm dụng” hành lang đê sông Hồng nhiều năm nay, gây ô nhiễm môi trường. Cùng với đó là hai nhà hàng mang tên Tre Place và Vườn tre quán có địa chỉ tại số 142 An Dương Vương cũng được xây dựng kiên cố, vi phạm hành lang đê điều.
Ông Đ.V.T., một cựu chiến binh bức xúc: “Trước kia, trạm trộn bê tông này phục vụ cho xây dựng dự án cầu Nhật Tân, người dân ủng hộ và không có ý kiến. Tuy nhiên, cây cầu Nhật Tân đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay mà trạm trộn này vẫn nằm trơ gan ở đây, ngày nào cũng ầm ầm tiếng xe bồn, tiếng máy trộn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con ven đê. Chúng tôi kiến nghị Chủ tịch TP.Hà Nội sớm chỉ đạo dẹp bỏ trạm này ra khỏi khu vực, để bảo vệ hành lang đê sông Hồng và môi trường sống trong lành”.
Có mặt tại trạm bê tông Việt Đức thấy không khí ngột thở, tiếng ồn của máy xúc, máy đảo bê tông hoạt động, xe bồn ra vào bụi mù mịt, những vết lún bánh xe do xe bồn qua lại nhiều cũng khiến cho mặt đường biến dạng thành một lạch nước đọng lại đục ngầu. Đáng nói, trạm bê tông chỉ cách mặt nước sông vài chục mét.
Tiếp đến là khu nhà hàng Vườn tre quán và Tre Place trên đường An Dương Vương, ngoài cổng được chủ nhà hàng đeo biển quảng cáo rất to, bên trong là khung cảnh hoành tráng mang phong cách đồng quê; phía sau là hàng loạt công trình xây dựng bằng tường gạch.
Trước những vấn đề phản ánh của người dân, phóng viên liên hệ đặt lịch với UBND quận Tây Hồ, nhưng nhiều ngày qua, vẫn chưa nhận được phản hồi. Khi phóng viên liên hệ với ông Hùng, cán bộ quản lý chuyên môn tại UBND phường Phú Thượng thì vị cán bộ này nhiều lần đưa ra lý do để “né” báo chí.
Hoạt động không phép
Trước đó, ông Đào Văn Quý, Phó tổ trưởng Tổ Thanh tra xây dựng phường Phú Thượng đã có ý kiến được báo chí đăng tải: Trạm trộn bê tông Việt Đức của Công ty CP Đầu tư Sông Đà - Việt Đức, từ năm 2018 trở về trước, trạm này được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho việc có trạm trộn bê tông để phục vụ chính cho bê tông ở cầu Nhật Tân. Từ năm 2018 đến nay, trạm trộn không xin được giấy phép để hoạt động nhưng vẫn hoạt động. Quận Tây Hồ đã báo cáo UBND TP. Hà Nội, đồng thời ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 100 triệu đồng.
Hiện nay, Công ty CP Đầu tư Sông Đà Việt Đức đã chấp hành việc nộp phạt. Quận Tây Hồ đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND TP. Hà Nội ban hành quy định cưỡng chế. Còn Công ty CP Đầu tư Sông Đà Việt Đức đang hoàn thiện hồ sơ để xin cấp bổ sung về mặt pháp lý”.
Về hoạt động của nhà hàng “Vườn tre quán”, đại diện phường Phú Thượng cho biết: Nhà hàng này được hình thành từ lâu, khi tôi về phường (năm 2016), nhà hàng đã có rồi. Hiện nay, nhà hàng không có bất cứ việc tu sửa hay xây dựng vì có dính tới hệ thống đê điều sông Hồng. Còn nhà hàng có tồn tại các công trình xây dựng là do trước năm 2014 đã có, việc xây dựng có phép hay không thì tôi không nắm được”.
Được biết, ngày 26/3/2018, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ-XPVHC về việc “xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, đê điều tại khu vực bãi bồi ven sông Hồng, địa bàn dân cư số 12, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ” do Công ty CP Đầu tư Sông Đà – Việt Đức có hành vi vi phạm hành chính: sử dụng diện tích 11.124,5m2 (thuộc đất chưa sử dụng do UBND phường Phú Thượng quản lý), xây dựng công trình, nhà xưởng trong hành lanh bảo vệ đê điều nhưng không được gia hạn sử dụng…
Trước tình trạng trên, người dân mong muốn UBND TP. Hà Nội, UBND quận Tây Hồ sớm vào cuộc kiểm tra, xử lí những sai phạm đang tồn tại ở trạm trộn bê tông Việt Đức và nhà hàng “Vườn tre quán”, Tre Place ; đồng thời xử lý nghiêm tập thể, cá nhân đã “buông lỏng” quản lý khi để xảy ra sai phạm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.