Đại biểu Lê Công Nhường cho rằng, việc vội vàng khi triển khai chủ trương cho vay đóng tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ đã khiến "có những ngư dân giỏi trở thành con nợ xấu".
Sáng nay (30/10), Quốc hội bắt đầu thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
“Trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, ngư dân là lực lượng tham gia đóng góp lớn, nhưng chính sách cho đối tượng này lại chưa được quan tâm đúng mức", đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đánh giá. Qua đó, ông Nhường đề cập đến việc triển khai đóng tàu cá đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 (ban hành năm 2014).
Đại biểu Nhường cho biết, tổng số nợ các ngân hàng cho ngư dân vay đóng tàu cá trên toàn quốc đến nay là gần 11.700 tỷ đồng; công suất của các tàu cá đã vượt qua nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam, nên nhiều ngư dân đã vi phạm khi đánh bắt vùng biển bên ngoài. Mặt khác, nhà chức trách công bố 21 mẫu tàu vỏ thép được cấp phép đóng mới theo Nghị định 67, nhưng khi áp dụng từng địa phương chưa phù hợp; một số tàu vừa hoạt động một năm đã hư hỏng.
Tại Bình Định, hiện, có 47 chủ tàu nợ gần 208 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 104 tỷ, lãi 107 tỷ đồng. Theo quy định, các chủ tàu này không được hỗ trợ lãi suất ngân hàng, việc thu nợ khó khăn.
Theo ông Nhường, để phát triển nghề cá bền vững thì không chỉ cần nâng cấp phương tiện, kỹ thuật mà điều quan trọng là phải đào tạo ngư dân làm chủ tàu vỏ thép.
"Thực tế này cho thấy chúng ta đã quá vội vàng khi triển khai Nghị định 67, có những ngư dân giỏi đã trở thành con nợ xấu", ông Nhường nhấn mạnh.
Ông đề nghị các cơ quan quản lý nhanh chóng đưa ra hướng dẫn để xử lý, trong đó có việc bàn giao khoản nợ từ chủ tàu cũ sang chủ tàu mới; quy định cụ thể về nợ quá hạn, lãi suất cho vay để địa phương có cơ sở thực hiện.
Theo Tổng cục Thủy sản: Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, toàn quốc có 1.032 tàu cá đóng mới đã đi vào hoạt động; trong đó, tàu vỏ thép là 362 chiếc, tàu vật liệu mới là 99 chiếc, tàu vỏ gỗ là 571 chiếc. Số tàu cá vay vốn nâng cấp là 37 tàu. Có thể nói, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của ngư dân; mục tiêu hiện đại hóa tàu cá bước đầu đã đạt được, số lượng tàu khai thác gần bờ giảm, số lượng tàu cá khai thác xa bờ tăng..., góp phần tích cực bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển; ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, đời sống người dân được nâng lên. Nhiều mô hình liên kết sản xuất trên biển đã hình thành và phát triển. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương đã có 27 tàu cá được đóng theo Nghị định 67 không đi hoạt động sản xuất, chiếm khoảng 3% trong tổng số tàu 1.032; trong đó gồm 21 tàu vỏ thép và 6 tàu vỏ gỗ. Số tàu này chủ yếu là tàu dịch vụ hậu cần (11 tàu), tàu lưới rê (6 tàu), chụp (6 tàu)... |
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.