Nắm bắt được xu thế của thị trường trong việc tiêu thụ hoa quả sạch, anh Phan Anh Đức đã mạnh dạn trồng thử nghiệm cây dâu tây. Bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ.
Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được thực hiện trên diện tích 1,7 ha ở cánh đồng thuộc xóm 11 (xã Hưng Thông, Hưng Nguyên, Nghệ An). Đến nay, sau hơn 2 tháng đã có quả ngọt.
Nhờ chủ động trong việc chuẩn bị cây giống nên vừa lắp đặt xong nhà lưới thì đưa cây dâu tây đã được ươm sẵn vào trồng ngay. Vì vậy, hiện những cây dâu tây HaNa của Nhật Bản được trồng trong nhà lưới đã bắt đầu có quả chín bói.
Mỗi ngày, vườn dâu cho thu hoạch được từ 20-25 kg quả. Khi vào chính vụ, dự kiến mỗi ngày thu hoạch 50-60 kg quả. Dâu được trồng hoàn toàn hữu cơ (nên thu hoạch đến đâu bán hết đến đó) với giá bán tại ruộng là 300.000 đồng/kg.
Anh Đức chia sẻ: “Giống dâu tây được lấy từ Đà Lạt về, ở địa phương ta khí hậu khắc nghiệt nên bước đầu trồng cũng không ít khó khăn. Nhưng với ưu điểm của loài cây này là từ khi trồng cho đến khi ra quả nhanh, và cho thu hoạch gần như quanh năm".
Với hiệu quả bước đầu tương đối khả quan, gia đình anh đang dự định mở rộng thêm diện tích, kết hợp thêm một số mô hình rau sạch: rau cải, mướp, đậu... góp phần làm phong phú mô hình để cho mọi người đến tham quan và trải nghiệm.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.