Nhiều hộ dân ở thị trấn Đắk Mâm (Krông Nô – Đắk Nông) đã, đang sản xuất hiệu quả nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT), mang lại thu nhập ổn định. Các hộ dân này cũng tham gia HTX để tạo vùng nguyên liệu, có đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Hơn một năm qua, chị Nguyễn Thị Yến, ở tổ dân phố 3, thị trấn Đắk Mâm, đầu tư sản xuất nấm ĐTHT. Chị Yến cải tạo 10 m2 phòng ở chưa sử dụng rồi lắp đặt máy móc, đầu tư mua phôi về trồng nấm ĐTHT.
Công việc chính của chị là giáo viên, không am hiểu nhiều về kỹ thuật trồng loại nấm này. Để thành công về lĩnh vực này, chị đã tham gia vào HTX Đông trùng hạ thảo Rồng Vàng (Krông Nô).
Khi tham gia vào HTX, chị được hướng dẫn các kỹ thuật trồng ĐTHT như: cách kiểm tra bệnh trên phôi; quy trình thu hoạch, bảo quản, chế biến; kỹ thuật chăm sóc nấm...
Mỗi lứa (khoảng 2 tháng), chị Yến nuôi trồng khoảng 500 phôi giống ĐTHT. Chị Yến chia sẻ: "Nuôi trồng ĐTHT quan trọng nhất là phải duy trì nhiệt độ, độ ẩm hợp lý. Trồng loại nấm này không mất nhiều thời gian, chỉ cần tranh thủ là làm được".
Hiện nay, chị Yến đã tạo được 4 sản phẩm ĐTHT bán ra thị trường gồm: tươi, khô, ngâm rượu, ngâm mật ong. Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác, có thương hiệu của HTX. Mỗi năm, chị Yến trồng được 4 - 5 đợt ĐTHT, mỗi đợt mang lại nguồn thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng.
Còn anh Đào Ngọc Đông, ở tổ dân phố 2, thị trấn Đắk Mâm, cũng là thành viên của HTX. Anh đang chăm sóc hơn 450 phôi ĐTHT. Anh được HTX hỗ trợ thiết kế phòng nuôi bảo đảm tốt nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để nấm phát triển tốt.
Anh thường xuyên được nhân viên kỹ thuật của HTX kiểm tra, theo dõi, kịp thời hỗ trợ xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất ĐTHT. Anh Đông cho hay: "Trồng loại nấm này không khó, nhưng đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Thời gian chăm sóc ĐTHT không nhiều, nên tôi có thể chạy xe dịch vụ để kiếm thêm thu nhập".
HTX Đông trùng hạ thảo Rồng Vàng được thành lập từ năm 2021, với 7 thành viên. Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc HTX, đơn vị đã quy tụ những người cùng sở thích trồng dược liệu để cùng nhau sản xuất ĐTHT, đây được xem là hướng đi mới của người dân nơi đây.
HTX hỗ trợ thiết kế phòng nuôi, cung cấp giống cho các thành viên. Nguồn giống được bảo đảm chất lượng. Sau khi thu hoạch, HTX căn cứ vào nguyện vọng của xã viên để tạo nên sản phẩm bán ra thị trường.
Đến nay, HTX đã có 12 thành viên, trồng khoảng 3.000 - 4.000 phôi ĐTHT mỗi lứa. Thời gian tới, HTX sẽ mở rộng quy mô sản xuất. HTX sẽ đầu tư mở rộng hệ thống phòng cấy nấm, phòng vô trùng, phòng lạnh... theo quy trình khép kín.
Cũng theo ông Toàn, ngoài bán lẻ tại địa phương, HTX kết nối với một số đại lý thu mua ĐTHT ở Huế, Đồng Nai, Hà Nội… để tiêu thụ sản phẩm. Mỗi thành viên HTX đều được trực tiếp tham gia bán hàng, kết nối đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
Để cùng nhau bán hàng, HTX sử dụng chung bao bì, nhãn mác và bán đồng giá. Hiện nay, HTX đang lập hồ sơ xây dựng sản phẩm OCOP cho ĐTHT. Từ đó, HTX kết nối, mở rộng thị trường để mở rộng quy mô sản xuất.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.