73% người cao tuổi Việt không có lương hưu và gần 2/3 ốm yếu, phụ thuộc vào con cháu. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy nhất là khi mô hình gia đình Việt Nam đang dịch chuyển sang gia đình hạt nhân.
Tuy nhiên, người cao tuổi vẫn có thể “kê cao gối”, sống an vui không phụ thuộc khi có kế hoạch tài chính sớm.
Theo báo cáo về công tác dân số tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 21 - NQ/TW), có tới 72,3% số người cao tuổi sống cùng với con cháu, trong khi đó xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân.
Tình trạng người cao tuổi sống không có vợ, chồng chiếm tỷ lệ cao, trong đó số cụ bà cô đơn cao gấp 5,44 lần so với cụ ông. Phụ nữ cao tuổi ly hôn, ly thân có tỷ lệ cao gấp 2,2 lần so với nam giới. Đã cao tuổi, già yếu, ít thu nhập lại phải sống một mình là điều rất khó khăn đối với người cao tuổi bởi gia đình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi người khi về già.
Xu hướng này đặt ra một thực tế về việc mỗi người ngày càng cần có một kế hoạch nghỉ hưu và an dưỡng tuổi già thiết thực và cụ thể.
Với người cao tuổi, quan trọng nhất là sức khoẻ
Mặc dù có tuổi thọ trung bình khá cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi ở nước ta (giai đoạn sống tích cực) lại khá thấp (chỉ khoảng 64 tuổi); đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, nhiều người mắc bệnh nan y… Không thể ngăn chặn được sinh lão bệnh tử, nhưng có thể thay đổi cách ăn uống, giữ gìn sức khoẻ để có trải nghiệm dễ chịu hơn.
Người già cần tích cực vận động thể chất phù hợp, thường xuyên đi khám sức khoẻ định kỳ, chú ý cách ăn uống để đảm bảo sức khoẻ cơ thể. Để có một sức khoẻ tinh thần ổn định, hãy động viên các cụ tham gia các hoạt động xã hội có ý nghĩa hoặc các tổ chức dành cho người cao tuổi.
Tuổi già an yên với nền tảng tài chính vững vàng
Theo số liệu của Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tại Việt Nam, chỉ có khoảng 27% người cao tuổi là có lương hưu và thu nhập ổn định, còn lại, 73% không có lương hưu, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải sống phụ thuộc vào con cái.
Việc lập kế hoạch tiết kiệm từ sớm đã trở thành nhu cầu cấp thiết của mỗi cá nhân, tuy nhiên, các kế hoạch này đa phần nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu trước mắt như: mua nhà, học tập, con cái, tiêu dùng cá nhân, .. Các ngân hàng cũng hay chú trọng đến việc phát triển sản phẩm dành cho đối tượng tiêu dùng chính.
Trong đó, nắm bắt nhu cầu tích lũy của người cao tuổi, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã ra mắt từ rất sớm sản phẩm tiền gửi dành riêng cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên mang tên “Tiết kiệm người cao tuổi”. Đây có thể coi là một giải pháp tài chính hiệu quả bởi khách hàng sẽ được nhận ưu đãi cộng thêm tỉ lệ lãi suất khuyến khích (không giới hạn số lượng sổ được hưởng chính sách ưu đãi của một khách hàng). Khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp (từ 6 tháng trở lên) với mức tiền gửi tối thiểu chỉ 10 triệu đồng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.