Kinh tế trang trại (KTTT) là một trong các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. Phát triển KTTT là bước tiến quan trọng của nền kinh tế hộ trong quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường. KTTT đã khơi dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
Thực hiện dự án “Bảo tồn giống nhãn và nâng cao chất lượng sản phẩm vùng chuyên canh nhãn của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015”, Ban quản lý dự án đã lựa chọn xây dựng các mô hình thâm canh nhãn tại các huyện: Kim Động, Khoái Châu, Tiên Lữ và TP. Hưng Yên với diện tích hơn 30ha. Trong quá trình triển khai thực hiện, các hộ được tập huấn kỹ thuật sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP, được hỗ trợ một phần kinh phí mua phân bón, thuốc BVTV.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu đa dạng hóa cây trồng trên chân đất lúa chuyển đổi, nhằm hạn chế thiệt hại do hiện tượng biến đổi khí hậu, vụ hè thu năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão triển khai mô hình trồng ngô lai thâm canh trên chân đất lúa chuyển đổi với quy mô 2ha tại thôn Long Hòa, xã An Hòa.
Lâm Đồng đang triển khai quy hoạch trồng cây mắc ca với những nhiệm vụ và giải pháp phù hợp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung đầu tư trồng mới xen canh kết hợp với chức năng che bóng cho cà phê, chè; phát triển công nghiệp chế biến gắn với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhằm giúp người dân ở vùng nông thôn tiếp cận mô hình khí sinh học và khắc phục tình trạng ô nhiễm trong chăn nuôi, thời gian qua, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai dự án “Phát triển biogas theo định hướng thị trường”. Dự án đã tác động mạnh mẽ đến người chăn nuôi, từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.