Thực hiện Dự án nhân rộng mô hình nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản cho hộ nghèo, năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa triển khai tại 27 hộ nghèo thuộc hai xã Phú Tiến và Phú Đình với quy mô 54 con.
Mô hình nuôi lợn Móng Cái sinh sản thoát nghèo tại huyện Định Hóa.
Giống lợn Móng Cái có ưu điểm đẻ sai, dễ nuôi, có khả năng chịu đựng kham khổ cũng như sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt; thích hợp với điều kiện nhiều vùng sinh thái chăn nuôi ở Định Hóa. Hiện, ở địa bàn miền núi, lợn nái Móng Cái được nuôi phổ biến, chủ yếu được dùng làm nái nền để lai với lợn đực ngoại như Landrace, Yorkshire… cho sản phẩm con lai F1 nuôi thịt.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn sinh sản; hỗ trợ 100% tiền mua lợn giống và thuốc thú y ban đầu. Trạm Khuyến nông cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo nhận xét của cán bộ khuyến nông huyện Định Hóa, qua hơn 1 năm thực hiện (từ tháng 4/2015), tất cả lợn nái trong mô hình đều sinh trưởng, phát triển tốt; đến cuối tháng 7/2016, lợn nái đã đẻ được 2 lứa, mỗi lứa 10-12 con. Mỗi năm mô hình cung cấp ra thị trường 1.200-1.300 con lợn giống nuôi thịt.
Trước đây, người dân nuôi lợn giống khoảng 15 - 20 kg/con mới xuất bán; nay nhiều hộ bán lợn con giống F1 (MC x ngoại) ngay sau cai sữa (lợn sách tai, khoảng 5 -7 kg/con) với giá tại chuồng khoảng 120.000 đồng/kg. Nuôi một con lợn nái sau mỗi lứa đẻ có thể thu lãi 4-5 triệu đồng.
Từ hiệu quả của mô hình, Trạm Khuyến nông Định Hóa tiếp tục hỗ trợ 28 con lợn nái Móng Cái cho 14 hộ nghèo tại xã Kim Phượng.
Dương Trung Kiên
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.