Vụ hè thu 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Hoài Ân triển khai thực hiện mô hình “Trồng đậu xanh trên chân đất lúa chuyển đổi” tại thôn An Hậu (xã Ân Phong) trên diện tích 1ha, sử dụng giống đậu xanh Đông xuân 208, với 15 hộ tham gia.
Mô hình thâm canh cây đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi cho năng suất cao.
Với sự hướng của cán bộ kỹ thuật, các hộ mạnh dạn đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên mô hình đạt kết quả khá tốt. Được trồng ở vụ hè 2016, trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng, giống đậu xanh mới Đông xuân 208 cho thấy khả năng chịu nóng tốt, thích ứng với điều kiện đất đai và khí hậu, chịu thâm canh, thời gian sinh trưởng ngắn (55-60 ngày); cây sinh trưởng và phát triển ổn định, chiều cao cây trung bình đạt 60-70cm, ra hoa khá tập trung, chín nhanh và chín đồng loạt, không nẻ hạt nên thuận lợi trong việc thu hoạch (thu hoạch nhanh 7-10 ngày); phù hợp với canh tác trên những vùng thiếu nước tưới.
Kết quả sau thu hoạch đợt 1, năng suất đậu xanh trong mô hình đạt 0,93 tạ/sào (tương đương 18,6 tạ/ha; 1 sào Trung Bộ = 500m2). Với giá bán đậu xanh thời điểm hiện tại 30.000 đồng/kg, chỉ tính sau thu hoạch đợt 1, thu nhập đạt bình quân 2.790.000 đồng/sào (tương đương 55.800.000 đồng/ha); trừ chi phí, nông dân thu lãi ròng 1.368.000 đồng/sào, cao hơn 635.750 đồng so với trồng lúa.
Được biết, sau khi thu hoạch đợt 1, đậu xanh tiếp tục ra hoa đợt 2 với tỷ lệ khá cao, khả năng cho năng suất bằng 30-40% đợt 1; ước năng suất cả vụ đạt 25 tạ/ha.
Trồng đậu xanh còn giúp cải tạo đất, thực hiện luân canh cây trồng giảm được sâu bệnh, giảm lượng nước tưới 70%...
Mô hình “Trồng đậu xanh trên chân đất lúa chuyển đổi” đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên vùng đất lúa sản xuất kém hiệu quả tại xã Ân Phong; giúp nông dân tiếp cận, nắm bắt được kỹ thuật sản xuất, thâm canh giống đậu xanh mới Đông xuân 208; tạo được điểm đến cho nông dân trong xã và huyện Hoài Ân tham quan học tập, nhân rộng và đẩy mạnh phát triển sản xuất theo quy hoạch chuyển đổi cây trồng cạn trong thời gian tới.
Phan Thanh Sơn
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.