Nhiều người tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất rừng để xây nhà, dựng kho và xưởng sản xuất, khiến đất bị biến dạng, khó cải tạo… Nguyên nhân do công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng ở khu vực nông thôn quá lỏng lẻo?
Phải xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp
Thời gian qua, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đông La (Hoài Đức - Hoài Đức) bị người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng để xây nhà, dựng kho, xưởng sản xuất... Tình trạng này không chỉ khiến đất nông nghiệp bị biến dạng, khó cải tạo, mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, đến nay nhiều công trình vi phạm vẫn chưa được chính quyền xử lý theo quy định...
Được biết, tình trạng xây dựng trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, biến đất nông nghiệp thành nhà xưởng, kho bãi, công trình trên địa bàn xã Đông La đã diễn ra từ nhiều năm nay.
Để ngăn chặn hành vi vi phạm của các cá nhân, tập thể và cũng để tránh tình trạng đất nông nghiệp bị sử dụng sai mục đích, ngày 31/8/2018, UBND huyện Hoài Đức đã ban hành Quyết định số 5257/QĐ-UBND về việc kiện toàn Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn trong việc xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Qua rà soát, kiểm tra, đến thời điểm này, tổ công tác của UBND huyện Hoài Đức đã phối hợp với chính quyền các địa phương (trong đó có xã Đông La) tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ được gần 100 công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Thế nhưng, do sự buông lỏng công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng của chính quyền địa phương nên vừa qua, người dân sống trên địa bàn xã Đông La lại ồ ạt tập kết vật liệu, tái diễn hành vi xây dựng trái phép.
Qua đó, đoạn tiếp giáp trạm bơm phía Tây Hà Nội và các khu đất nông nghiệp xen kẹt, lẫn với đất ở trên địa bàn thôn Đồng Nhân là nơi diễn ra nhiều vi phạm nhất. Tại đây, có hàng loạt các công trình xây dựng trái phép. Những công trình này chủ yếu được dựng bằng khung thép, mái lợp tôn, diện tích từ 200m2 đến 500m2/công trình.
Người dân địa phương cho biết, tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn xã Đông La diễn ra cách đây khoảng 7-8 năm. Gần đây, một số trường hợp vẫn lén lút thi công phía trong khuôn viên đã quây tôn, phủ bạt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các hộ gia đình thiếu mặt bằng để sản xuất. Mặt khác, vì tốc độ đô thị hóa tại địa phương đang phát triển mạnh, giá đất tăng cao gấp nhiều lần so với thu nhập sản xuất nông nghiệp nên nhiều người bất chấp vi phạm đã san nền, dựng nhà xưởng, chuyển nhượng kiếm lời.
Cũng theo phản ánh của người dân địa phương, từ năm 2018 đến năm 2020, xã Đông La đã phát sinh gần 10 trường hợp vi phạm mới, gây bức xúc dư luận, nhưng đến thời điểm này, những công trình xây dựng trái phép trên vẫn ngang nhiên tồn tại.
Thông tin báo chí, Chủ tịch UBND xã Đông La Nguyễn Hữu Hải Như thừa nhận, để xảy ra tình trạng này là do chính quyền địa phương thời gian qua đã buông lỏng công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng. Với việc hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp biến thành công trình nhà xưởng, năm 2021 UBND huyện Hoài Đức đã kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với các cán bộ liên quan.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Đông La, sở dĩ chính quyền địa phương chưa xử lý được nhiều công trình vi phạm là bởi hầu hết đều xây dựng trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực (ngày 1/7/2014). “Với quan điểm không để phát sinh thêm vi phạm nên với những vi phạm mới, xã đang tiếp tục rà soát, lập hồ sơ báo cáo UBND huyện, mặt khác cũng chỉ đạo cán bộ phụ trách tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn”, ông Nguyễn Hữu Hải Như nhấn mạnh.
Để tránh tình trạng vi phạm trên đất nông nghiệp, đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của huyện Hoài Đức sớm có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các công trình vi phạm nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Cưỡng chế, dỡ bỏ nhà xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp
UBND xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ, Bình Định) phối hợp với các ban, ngành chức năng của huyện Phù Mỹ tổ chức cưỡng chế, dỡ bỏ toàn bộ công trình nhà yến do ông Nguyễn Văn Lâm (ở xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ) xây dựng trái phép trên đất trồng rừng thuộc khu vực Đồi Gò Tròn tại thôn Phú Hà (xã Mỹ Đức).
Công trình này được xây dựng trên khoảnh đất có diện tích hơn 100m2, thuộc nhóm đất nông nghiệp quy hoạch chức năng đất rừng sản xuất. Công trình có kết cấu gồm một tầng trệt, 3 tầng lầu và một “chuồng cu” phía trên cùng.
Theo UBND xã Mỹ Đức, giữa năm 2020, ông Lâm đưa máy móc, vật liệu vào khu vực Đồi Gò Tròn để xây dựng công trình nhà yến. Đáng nói, khu vực xây dựng nằm ở ngọn đồi rất cao, ngay trên đất trồng rừng khiến dư luận địa phương rất bức xúc.
Sau đó, UBND xã Mỹ Đức tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính và buộc ông Lâm tự tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, trả lại hiện trạng đất ban đầu. Tuy nhiên, chủ công trình không tự giác thực hiện nên chính quyền địa phương buộc phải cưỡng chế, dỡ bỏ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.