Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 8 năm 2021 | 16:23

Vụ án hành chính về đất đai thuộc Dự án "Khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa" - Kỳ 2: Những nội dung chưa được xem xét công minh

Theo ông Lê Văn Lộc, việc Trung tâm Phát triể Qũy đất TP. Tuy Hòa tạo khống bản đồ quy hoạch dự án Khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa; và việc UBND phường Phú Đông vu khống để quy kết hộ gia đình ông lấn chiếm đất, chưa được xem xét tại phiên tòa.

66.jpg
Quyết định số 66/QĐ-KPHQ ngày 20/9/2019  của Chủ tịch UBND TP. Tuy Hòa

 

Ông Lộc cho rằng, có 3 tình tiết phải được Tòa xem xét:

Thứ nhất, việc giải thích bản đồ quy hoạch “Khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa” tại Công văn số 92/TTKTTNMT ngày 07/12/2020 của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, đơn vị này khẳng định: Không đo đạc mà sử dụng bản đồ quy hoạch đất lâm nghiệp năm 1997 do UBND Thị trấn Phú Lâm (huyện Tuy Hòa cũ) quản lý để đưa vào các thửa đất của 71 hộ áp lên Bản đồ năm 2009 của dự án khu đô thị (bút lục 183). Cho nên, Công văn số 92 không có giá trị pháp luật; và thửa đất số 16a do Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Tuy Hòa tạo khống đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Việc tạo khống này có nhằm mục đích hợp thức hóa 757 triệu đồng thi công đo đạc của Dự án tổng thể “Khu kinh tế Nam TP. Tuy Hòa-Vũng Rô” đã được giải ngân?

Thứ hai, thửa đất số 17, tờ bản đồ số 21, được thể hiện ảnh chụp một góc của dự án, khi thửa đất này chưa bị san lấp, vì trong đó có 4 hộ gia đình của ông Lê Văn Lộc đang sử dụng 1.400m2/5.400m2 của bà Cao Thị Liễu. Thửa đất này có tứ cận như Quyết định 4164/QĐ-UBND ngày 01/10/2009 được đưa vào hồ sơ quản lý dữ liệu địa chính của Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Tuy Hòa từ năm 2009. Đây là cơ sở pháp lý để UBND TP. Tuy Hòa ra quyết định thu hồi đất, với tứ cận dưới đây (ảnh chụp bên dưới), trong đó: 1.400m2 là đất bà Liễu cho ông Lộc, đo đạc thực tế là 1.766,7m2. 

Thứ ba, ngày 06/7/2018, UBND phường Phú Đông (TP.Tuy Hòa) có biên bản số 01/BB-VPHC đối với hộ ông Lê Văn Lộc đã có hành vi vi phạm hành chính “chiếm đất rừng sản xuất do nhà nước quản lý”.

71.jpg
Quyết định số 71/QĐ-CCXP ngày 17/10/2019  của Chủ tịch UBND TP. Tuy Hòa

 

Với lập luận trên, ông Lộc cho rằng Quyết định 66 là sản phẩm của việc “tạo khống” và “vu khống”.

Tại phiên tòa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa cho rằng: Nguồn gốc đất ông Lộc sử dụng do nhà nước quản lý, thuộc một phần thửa đất số 3, tờ bản đồ số 6, diện tích 37.230m2, đo đạc tháng 10/1997.

Qua điều tra hồ sơ, thửa đất số 3, tờ bản đồ số 6, thuộc bản đồ quản lý đất lâm nghiệp lúc ấy. Năm 2009, tỉnh Phú Yên chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án “Khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa”, thửa đất này (cùng toàn bộ diện tích đất của 71 hộ) được đo đạc lại theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn “lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính” giao Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Tuy Hòa đưa vào hồ sơ quản lý dữ liệu, mang số thửa 17, tờ bản đồ số 21 do bà Cao Thị Liễu đứng tên. Đây là dữ liệu có giá trị pháp luật để UBND TP. Tuy Hòa thực hiện thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ và tái định cư đúng đối tượng, đúng với diện tích đo đạc thực tế.

Cho nên, ông Lộc cho rằng Biên bản số 01/BB-VPHC ngày 06/7/2018 của UBND phường Phú Đông là hoàn toàn bịa đặt, vu khống người yếu thế (ông Lộc là người khuyết tật). Ông Lộc cho rằng việc vu cho ông lấn chiếm 2.323,8m2 đất rừng sản xuất do nhà nước quản lý từ năm 1997 là không có cơ sở. Biên bản số 01, bản vẽ mô phỏng mặt bằng hiện trạng khu đất có hình thế (hình vuông), có tứ cận: Đông 45,31m; Tây: 38,95m; Nam: 34,91m; Bắc: 49,39m, với diện tích 2323,8m2; toàn bộ diện tích này nằm về hướng Nam của thửa đất số 16a để cho rằng hộ ông Lộc lấn chiếm đất. Biên bản này là biên bản tạo khống như việc tạo khống thửa đất số 16a.

Từ Biên bản số 01/BB-VPHC đó, UBND phường Phú Đông có Tờ trình số 183/TTr-UBND ngày 06/7/2018 về việc đề nghị UBND TP. Tuy Hòa ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp ông Lê Văn Lộc.

Thế là Quyết định số 66/QĐ-KPHQ ngày 20/9/2019 “áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả”, Quyết định số 71/QĐ-CCXP ngày 17/10/2019 “cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” của Chủ tịch UBND TP. Tuy Hòa ra đời.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Lộc nhấn mạnh: Tôi có đơn khiếu nại, được Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương chỉ đạo UBND TP. Tuy Hòa xác minh làm rõ tại Công văn số 6323/UBND-BTD ngày 11/12/2019, nhưng không biết vì lý do gì mà UBND TP. Tuy Hòa phớt lờ, không chấp hành cho đến nay.

image001.jpgTứ cận của thửa đất gia đình ông Lộc sử dụng.

 

Thay lời kết

Có mặt tại phiên tòa, phóng viên Kinh tế nông thôn thấy việc Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa liệt kê vào bản án những văn bản không có giá trị pháp lý của UBND tỉnh và của UBND TP. Tuy Hòa để tuyên xử là chưa đúng quy định của pháp luật.

Còn ông Lê Văn Lộc cho rằng: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa bao che cho hành vi tạo khống hiện trạng đất, tạo khống văn bản của Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Tuy Hòa; và bao che cho “tội vu khống” của UBND phường Phú Đông…

Trên cơ sở ý chí của ông Lê Văn Lộc, luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật (ông Lê Văn Lộc là người khuyết tật) khẳng định: Quyết định số 66 và Quyết định số 71 của UBND TP. Tuy Hòa không có cơ sở pháp lý và căn cứ pháp luật, cần phải thu hồi và hủy bỏ.

Đến nay, việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ vẫn chưa có hồi kết, hầu hết 71 hộ dân vẫn chưa tiếp nhận từ nguồn tiền 46 tỷ đồng, trong đó có hộ ông Lộc. Nguồn tiền này đang còn là một ẩn số, cần phải xác minh làm rõ!

Thế nhưng, Bản án số 18/2021/HC-ST ngày 22/6/2021 của Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Phú Yên lại khẳng định nhiều hộ, trong đó có hộ ông Lộc, đã nhận tiền bồi thường về đất và tài sản gắn trên đất.

Liên quan đến vụ án này là việc ngày 4/6/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Phú Yên ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Chí Hiến, nguyên Phó chủ tich Thường trực UBND tỉnh Phú Yên; bà Nguyễn Thị Nở, nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên về tội “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 vì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 262 lô đất tại Khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 8 tỷ đồng và thất thoát ngân sách Nhà nước rất lớn.

Mới đây nhất, ngày 24/8/2021, Cơ quan Cảnh sát điều ta, Công an tỉnh Phú Yên đã quyết định khởi tố thêm 3 bị can, gồm: Ngô Quang Phú, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên; Nguyễn Ngọc Duy, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Phú Yên; Mai Hắc Lợi, Phó giám đốc sở Tư pháp, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng đấu giá 262 lô đất Khu đô thị mới Nam TP. Tuy Hòa.

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ án này.   

 

     

Nguyễn Phi Công
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top