Mặc dù đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra định kỳ các mỏ cát được cấp phép, thế nhưng, tình trạng khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép, gây thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản và mất trật tự an toàn xã hội vẫn diễn ra.
Bến bãi tập kết, kinh doanh trái phép
Nằm dưới chân cầu Thành Cổ và cách Bến thả hoa tri ân ở bờ Nam sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) chỉ vài trăm mét, những năm qua, hàng chục bến bãi tập kết, kinh doanh trái phép cát, sỏi hoạt động gây bức xúc người dân nhưng không được giải quyết dứt điểm.
Mới đây, Công an huyện Triệu Phong đã phối hợp Công an xã và chính quyền xã Triệu Thành tiến hành yêu cầu các hộ tập kết, kinh doanh trái phép cát, sỏi ở đây cam kết dừng hoạt động, chủ động giải tỏa, xử lý các vật liệu cát, sỏi trên các bến bãi không có giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, ngay sau đó, các bến bãi này lại tiếp tục hoạt động như chốn không người, nhiều tàu hút, vận chuyển cát, sỏi cập bờ tập kết các loại vật liệu này cũng như hàng chục xe ôtô tải vào ra chở cát, sỏi đi nơi khác để tiêu thụ.
Thông tin báo chí, lãnh đạo Công an huyện Triệu Phong cho biết, ở đoạn bờ sông kể trên hiện có 10 bến bãi tập kết, kinh doanh trái phép cát, sỏi. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, đơn vị đang tham mưu UBND huyện về điểm quy hoạch, đấu giá bến bãi hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp tục hoạt động kinh doanh thuận lợi, đúng pháp luật.
Phạt và phải nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng
Mới đây, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Vĩnh Long đã tống đạt quyết định xử phạt hành chính đối với Nguyễn Minh Cường (SN 1977, ngụ tỉnh Tiền Giang) và Lưu Văn Giang (SN 1997, ngụ tỉnh Bến Tre), với tổng số tiền gần 225 triệu đồng về hành vi khai thác cát lòng sông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản.
Trước đó, trong lúc làm nhiệm vụ trên tuyến sông Cổ Chiên, đoạn thuộc thủy phận phường Trường An (TP Vĩnh Long), Tổ công tác Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, bắt quả tang Cường và Giang đang cùng nhau điều khiển hệ thống bơm hút để hút cát từ lòng sông lên sà lan không có số đăng ký mà không có giấy phép khai thác nên tiến hành lập biên bản vi phạm. Tại thời điểm kiểm tra, phương tiện đã bơm hút được 7,92m3 cát sông.
Sau khi xem xét tính chất, mức độ vi phạm, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã đề xuất Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mỗi người 25 triệu động; tịch thu số cát sông đã khai thác trái phép và hình thức phạt bổ sung là buộc mỗi người phải nộp số tiền hơn 87 triệu đồng, tương đương với 1/2 giá trị phương tiện đã sử dụng trái phép để thực hiện hành vi vi phạm.
Một vụ việc tương tự khác xay ra trên địa bàn xã Cam Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) liên quan tới việc khai thác trái phép 34.000 m3 cát, Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Tâm Anh bị phạt và phải nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng, đồng thời buộc trồng cây phục hồi môi trường toàn bộ khu vực đã khai thác ngoài phạm vi khi mùa mưa đến.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Tâm Anh (có trụ sở ở xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy) vì có hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản (cát hạt mịn làm vật liệu xây dựng).
Theo đó, Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Tâm Anh đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác với diện tích bề mặt là 4.669m2 tại mỏ cát hạt mịn làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thôn Thanh Mỹ, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy với khối lượng 34.215 m3.
UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định xử phạt Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Tâm Anh 120 triệu đồng, và buộc công ty này nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm khai thác cát với số tiền gần 900 triệu đồng. Ngoài ra, công ty này còn bị buộc trồng cây phục hồi môi trường toàn bộ khu vực đã khai thác ngoài phạm vi khi mùa mưa đến.
Kỷ luật Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã để xảy ra khai thác cát trái phép
Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa (Thanh Hóa) vừa họp và thống nhất xử lý kỷ luật đối với các cá nhân để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép, làm sạt lở, mất đất sản xuất của nhân dân, gây thiệt hại đến hoa màu của các hộ dân tại thôn 1, xã Tân Châu.
Theo đó, sau khi xác minh thông tin phản ánh, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa xác định tổ chức và cá nhân có liên quan bao gồm: Đảng ủy xã Tân Châu; cá nhân đồng chí Lê Xuân Thành, Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 -2025, Chủ tịch UBND xã Tân Châu, nay là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thiệu Vận; đồng chí Nguyễn Trọng Quân, Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Châu đã có vi phạm các quy định của Đảng.
Cụ thể, đối với Đảng ủy xã Tân Châu: Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ đã thiếu kiểm tra, giám sát đối với UBND xã trong quản lý nhà nước và Chi ủy Chi bộ 1 trong việc bảo vệ, khai thác tài nguyên khoáng sản cát lòng sông, có thời điểm còn để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép, làm sạt lở, mất đất sản xuất của nhân dân, gây thiệt hại đến hoa màu của các hộ dân tại thôn 1.
Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa yêu cầu Đảng ủy xã Tân Châu kiểm điểm sâu sắc rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với UBND xã trong quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản cát lòng sông.
Đối với cá nhân đồng chí Lê Xuân Thành, Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 -2025, Chủ tịch UBND xã Tân Châu, nay là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thiệu Vận bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.
Đối với cá nhân đồng chí Nguyễn Trọng Quân, Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Châu bị kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo.
Hy vọng, với sự vào cuộc tích cực, xử lý nghiêm minh cá nhân, doanh nghiệp khai thác cũng như cán bộ buông lỏng công tác quản lý khoáng sản, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép sẽ từng bước được đẩy lùi, đảm bảo an toàn đường thủy nội địa, không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.