Trong thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng; sử dụng đất thuộc quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn để hoạt động khai thác cát xây dựng tại một số địa phương có diễn biến phức tạp, nhiều vụ nghiêm trọng...
Kiểm tra, xử phạt và truy thu trên 10,4 tỷ đồng
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, đến tháng 10/2021, Sở này đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành số 3892, tiến hành thanh, kiểm tra tại 12 đơn vị, 20 giấy phép khai thác khoáng sản. Đến thời điểm này, đoàn đã kiểm tra được 18/20 giấy phép, tham mưu lập biên bản trình tỉnh xử lý. Tính đến nay đã xử phạt và truy thu số tiền trên 10,4 tỷ đồng.
Mới đây, các sai phạm trong khai thác quặng thiếc của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Khang ở xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp chỉ được phát hiện, xử lý khi trên địa bàn xuất hiện hàng loạt hố tử thần trong nhà dân và làm 300 giếng nước khô cạn ở địa phương này.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An - ông Võ Văn Ngọc thừa nhận, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn trong 2 năm qua có nhiều sai phạm và nhiều vấn đề tồn tại.
Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 2/2022, huyện Quỳ Hợp có 44 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, chủ yếu khai thác đá hoa trắng, đá trắng và quặng thiếc. Trong đó, có 25 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 19 giấy phép do UBND tỉnh Nghệ An cấp (hầu hết các mỏ khoáng sản trên địa bàn Nghệ An đều được cấp phép khai thác trong vòng 15 - 30 năm).
Trong báo cáo gửi HĐND tỉnh Nghệ An vào cuối năm 2021, ông Trịnh Thanh Hải - Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An cho biết, hiện ngành thuế đang quản lý 294 tổ chức, doanh nghiệp có khai thác khoáng sản, nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tình trạng trốn thuế, chây ì thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản vẫn còn là bài toán nan giải. Năm 2020 đã triển khai truy thu xử phạt hơn 25 tỷ, 11 tháng của năm 2021 đã truy thu xử phạt 15,6 tỷ đồng.
Đề nghị Bình Định xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng
Mới đây, ông Lê Đức Sáu, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định cho biết, Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị tỉnh kiểm tra, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua.
Văn bản nêu: Trong thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại một số địa phương thuộc tỉnh Bình Định có diễn biến phức tạp, nhiều vụ nghiêm trọng, điển hình như vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên 11,5ha tại tiểu khu 208 thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ; vụ phá rừng, lấn chiếm trên 14,86ha rừng trồng tại các tiểu khu 144, 145, 110, 123, 124 thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Tình trạng vi phạm xảy ra trong thời gian dài nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý hiệu quả.
Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, xác minh làm rõ tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trên địa bàn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả kiểm tra, xử lý đề nghị thông tin về Tổng cục Lâm nghiệp để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban Nhân dân các huyện Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh kiểm tra, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trong thời gian vừa qua theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản nêu trên.
Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam và một số cơ quan báo chí đưa tin nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng xảy ra trên địa bàn huyện Phù Mỹ và Phù Cát.
Tại khoảnh 2a, tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, cơ quan chức năng phát hiện người dân lấn chiếm 11,51 ha đất rừng được quy hoạch chức năng sản xuất, phòng hộ và rừng tự nhiên để trồng keo, bạch đàn. Đối với diện tích rừng tự nhiên, qua trưng cầu giám định cho thấy mức độ thiệt hại rừng là 78,2%. Ngành chức năng cũng đang làm có cán bộ địa phương tham gia vào vụ việc này hay không.
Tại huyện Vĩnh Thạnh, cơ quan chức năng phát hiện một hộ dân lấn chiếm đất rừng phòng hộ tại tiểu khu 184b, xã Vĩnh Hảo để xây dựng nhà sàn với diện tích gần 60m2 từ tháng 5/2021. Ủy ban Nhân dân huyện đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng và buộc tháo dỡ công trình vi phạm, tuy nhiên đến nay hộ dân này vẫn không chấp hành.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Sông Kôn để người dân chặt phá cây rừng và lấn chiếm 14,86ha đất rừng trồng tại các tiểu khu thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh từ năm 2014 đến nay nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Ban quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh cũng để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng trên diện tích 2,4ha từ năm 2019 đến nay.
Ngoài ra, cơ quan chức năng huyện Vĩnh Thạnh cũng đang tiến hành làm rõ vụ cấp, sử dụng và chuyển nhượng 115 ha đất trồng rừng sản xuất gắn kết với trồng rừng phòng hộ tại tiểu khu 176a, xã Vĩnh Hiệp và 23,4ha đất trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái tại tiểu khu 169, xã Vĩnh Hảo của một số hộ dân trên địa bàn huyện.
Đối với các vụ việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ xây dựng nhà trái phép và cấp, sử dụng, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ xảy ra trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, qua kiểm tra ban đầu nhận thấy đều có liên quan đến người nhà đảng viên, cán bộ đương chức và cựu cán bộ lãnh đạo huyện.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.