Về thăm lại Xuân Phúc (Như Thanh) hôm nay, chúng tôi không khỏi “ngỡ ngàng” trước sự “thay da đổi thịt” của xã miền sơn cước xứ Thanh.
Vượt khó
Xuân Phúc thực hiện XDNTM trong điều kiện kinh tế - xã hội, ngân sách gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu.
Không những thế, xã còn phải đối mặt với thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh, dịch bệnh gia tăng, giá cả thị trường không ổn định... Tuy nhiên, nhờ sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, cùng với sự chủ động đối phó, điều hành kịp thời của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân trong toàn xã, Xuân Phúc đã gặt hái được nhiều thành tích đáng ghi nhận trên mọi lĩnh vực, để tiếp tục ổn định và nâng cao đời sống trên hành trình XDNTM.
Sở dĩ Xuân Phúc có được thành quả trên là nhờ kịp thời chuyển đổi các mô hình sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất và chăn nuôi, nên thu nhập của người dân được nâng cao. Thương mại, dịch vụ, vận tải và các ngành nghề khác cũng được địa phương hết sức chú trọng. Năm 2018, bình quân thu nhập đầu người đạt 31,6 triệu đồng.
Từ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, hộ khá - giàu tăng. Tỷ lệ hộ nghèo tính đến tháng 12/2018 chỉ còn 8,4%; phấn đấu trong năm 2019 giảm còn 5,4%.
“Cầm tay chỉ việc”
Khi bắt tay XDNTM, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG về XDNTM của xã phân công các thành viên trực tiếp phụ trách các thôn - bản, để “cầm tay chỉ việc” nhằm sớm hoàn thành các tiêu chí. Các thành viên trong Ban chỉ đạo thường xuyên bám cơ sở, để nắm bắt và kịp thời phát huy lợi thế, khắc phục tồn tại, khó khăn. Trong các hội nghị, các thành viên luôn đặt dân làm chủ thể, nên đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong thực hiện XDNTM ở thôn - bản.
Nhằm tạo nên phong trào “Toàn dân chung tay XDNTM”, Ban chỉ đạo đã phát động các phong trào thi đua trong các đoàn thể. Những phong trào đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về XDNTM. Bởi vậy, toàn dân Xuân Phúc xác định XDNTM là trách nhiệm của mỗi công dân trên nền tảng “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
Với quan điểm XDNTM phải bắt đầu từ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của nhân dân, “lấy sức dân để lo cho dân”, “nhân dân là chủ thể trong xây dựng NTM” và nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ, những năm qua, Xuân Phúc đã ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất…
Nhìn chung, các mô hình sản xuất được lựa chọn đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của Chương trình XDNTM. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Xuân Phúc bây giờ đã “thay da đổi thịt”, nhà mái bằng xen kẽ với nhà mái ngói, đường làng, ngõ xóm bê tông hóa phong quang. Con đường “huyết mạch” vào xã được rải nhựa phẳng lì, trường học, trạm y tế, công sở… được xây dựng khang trang. Những đổi thay ấy đã tạo nên diện mạo mới khác hẳn với hình ảnh của một Xuân Phúc trước đây.
Mặc dù công việc còn bề bộn, nhưng với tinh thần, quyết tâm cao nhất, Đảng bộ, chính quyền và người dân, Xuân Phúc nỗ lực trở thành xã NTM vào cuối năm 2019.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.