Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp, trong 06 tháng đầu năm 2023, có 126 vùng trồng được cấp mã số, với diện tích 10.008 ha.
Lũy kế đến tháng 6/2023, Đồng Tháp có 957 vùng trồng với diện tích gần 70.000 ha, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Singapore, Malaysia, UAE.
Xoài tại xã Mỹ Xương được truy xuất nguồn gốc và đăng ký mã vùng trồng. Ảnh: Công ty Nông sản sạch T&H
Trong đó, có 64 hợp tác xã nông nghiệp có mã vùng trồng, đạt 200%, so với kế hoạch. Ngoài ra, còn có 57 tổ hợp tác có mã vùng trồng, 13 Hội quán có mã vùng trồng; có 06 cơ sở đóng gói nông sản được cấp mã số còn đang duy trì hoạt động.
Bên cạnh đó, hợp tác xã nông nghiệp còn ứng dụng chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc. Đó là Hợp tác xã nông sản Thành Nguyên, xã Tân Bình, huyện Châu Thành với mô hình “Ứng dụng chuyển đổi số truy xuất nguồn gốc chanh, quy mô 10 ha” và Hợp tác xã sầu riêng Phú Hựu, huyện Châu Thành, với mô hình ứng dụng chuyển đổi số truy xuất nguồn gốc sầu riêng, quy mô 10 ha.
Về kết quả thực hiện phát triển, củng cố hợp tác xã, trong năm 2023, các sở, ngành tỉnh phối hợp với địa phương, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn tiến hành củng cố 01 hợp tác xã (Hợp tác xã xoài Mỹ xương, huyện Cao Lãnh).
Từ năm 2021 đến nay đã cũng cố được 08 hợp tác xã nông nghiệp, đạt 61,5% chỉ tiêu của giai đoạn 2021 – 2025.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hợp tác xã, Hội quán có nhu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên do chưa hội đủ các điều kiện (về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, nhà xưởng v.v.) để có thể ứng dụng khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, đặc biệt là trong việc đổi mới, chuyển giao công nghệ, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng nên việc hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tế sản xuất cũng gặp một số khó khăn nhất định.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.