Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 13 tháng 6 năm 2023 | 16:19

Bắc Giang: Sửa đổi chính sách để thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Trước những bất cập trong thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang chủ động tham mưu UBND tỉnh trình HĐND sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 44 nhằm thúc đẩy liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định số 98), về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sau khi Nghị quyết được ban hành Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết 44 quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025. Ngay sau đó, UBND tỉnh đã phê duyệt ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt 32 danh mục dự án, kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tổng kinh phí dự kiến đầu tư 328.000 triệu đồng, trong đó, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 49.198 triệu đồng, chiếm 15%; kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân 278.802 triệu đồng, chiếm 85%. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương ban hành hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền, phổ biến chính sách đến với các đối tượng.

Tại điểm d, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, trong khi tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định là 100%.

Đến nay, sau 05 năm thực hiện chính sách, tuy đã đạt những kết quả bước đầu nhưng vẫn thấp tương đối thấp. Cụ thể, có 08 kế hoạch liên kết được UBND tỉnh phê duyệt, tổng kinh phí đầu tư là 92.056 triệu đồng, trong đó, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ là 8.064 triệu đồng, chiếm 9%; vốn đối ứng của các bên tham gia liên kết 83.992 triệu đồng, chiếm 91%. So với tổng danh mục được phê duyệt, mới có 25% dự án, kế hoạch liên kết và 28% nguồn kinh phí triển khai thực hiện.

Đáng nói, mới có 07 kế hoạch liên kết hoàn thành được nghiệm thu và giải ngân kinh phí hỗ trợ, tổng kinh phí đầu tư 63.244 triệu đồng, trong đó, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ là 6.904 triệu đồng; vốn đối ứng của các bên tham gia liên kết 56.340 triệu đồng.

Theo phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở Nông nghiệp và PTNT), chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có nhiều bất cập, không thống nhất giữa các chính sách Trung ương đang ban hành. Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định số 98 quy định, nội dung hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% (trong khi chính sách hỗ trợ HTX theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định tối đa 100%).

Tại điểm d, khoản 1, Điều 9 quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi rất thấp (trong khi tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định là 100%).

Các doanh nghiệp, HTX chủ trì liên kết không được hỗ trợ, chỉ được hưởng lợi khi cung ứng giống, vật tư và thu mua sản phẩm, nhưng chậm được thanh toán phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Hay tại khoản 3, Điều 11 quy định đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác trên 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 5 năm và thời gian liên kết tối thiểu 03 năm đối với các sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, trong khi thiếu cơ chế quản lý, giám sát và thu hồi nguồn vốn đã hỗ trợ đối với các dự án, kế hoạch liên kết không đảm bảo yêu cầu.

Theo đại diện HTX Nông nghiệp “Xanh” Yên Thế, các nội dung hỗ trợ của chuỗi chủ yếu là hỗ trợ giống, vật tư cho các hộ trực tiếp sản xuất, còn các doanh nghiệp, HTX chủ trì liên kết không được hưởng, chỉ được hưởng lợi khi cung ứng giống, vật tư và thu mua sản phẩm, nhưng chậm được thanh toán phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ (sau ít nhất 3 vụ, tương ứng từ 1-2 năm đối với từng loại sản phẩm). Việc chậm được thanh toán kinh phí hỗ trợ dẫn đến việc cung ứng giống, vật tư không có lãi hoặc bị lỗ khi có biến động tăng giá và đã gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh lại phải ứng vốn nên càng khó khăn hơn.

Cùng với đó, quy định về quy mô tối thiểu của một số ngành hàng, sản phẩm (gia cầm sinh sản, rau chế biến, cây chè, cây dược liệu, thủy sản...) lớn, không phù hợp với tình hình thực tế; một số ngành hàng, sản phẩm có tiềm năng phát triển khác nhưng không có trong danh mục khuyến khích phát triển. Mức hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu không quá 1.000 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết thấp (qua tính toán, ngân sách nhà nước hỗ trợ chỉ chiếm 6,7% trên tổng chi phí chuỗi), nên không khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, HTX.

Trước những khó khăn vướng mắc nêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã chủ động tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 44, dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp tháng 7/2023. Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào rà soát quy mô tối thiểu các ngành hàng khuyến khích phát triển, thời gian hỗ trợ nguồn vốn và nâng mức hỗ trợ một số nội dung để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng thụ hưởng.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top