Năm 2023, tỉnh Bắc Giang chuyển đổi 1.621,7ha cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Trong đó, chuyển đổi sang cây hàng năm 231,9ha, chuyển đổi sang cây lâu năm 1.208,2ha, chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 181,6ha.
Việc chuyển đổi nói trên nhằm xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi, tạo thành các vùng hàng hóa hiệu quả cao, phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, khai thác tốt hơn lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đa dạng hóa các sản phẩm nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định sản xuất và đời sống cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trong 1.621,7 ha cơ cấu cây trồng trên đất lúa, có 1.208,2 ha chuyển đổi sang cây lâu năm.
Tỉnh Bắc Giang yêu cầu việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu.
Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cm so với mặt ruộng. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định, được thống kê là đất trồng lúa.
UBND tỉnh Bắc Giang giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện triển khai Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đạt hiệu quả và hoàn thành kế hoạch. Hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện chuyển đổi; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc chuyển đổi và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết các khó khăn vướng mắc kịp thời.
UBND các huyện căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh và nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn ban hành kế hoạch chuyển đổi thực hiện đảm bảo hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương. Nếu phát hiện chuyển đổi sai quy định phải chỉ đạo dừng ngay và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Tuyệt đối không để nông dân chuyển đổi tự phát, ngoài quy hoạch, kế hoạch.
Tuyên truyền, phổ biến, công khai thủ tục hành chính chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về trình tự, thủ tục đăng ký khi thực hiện chuyển đổi; các chính sách, quy hoạch, đề án liên quan đến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới các hộ nông dân để biết và tổ chức thực hiện.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.