Hiện nay, tại các vùng sản xuất vải trọng điểm của tỉnh Bắc Giang một số diện tích vải có hiện tượng rụng quả bất thường, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn chăm sóc nhằm hạn chế hiện tượng rụng quả.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2023, diện tích sản xuất vải của tỉnh là 29.700 ha, trong đó, vải sớm 7.700 ha (giống U Hồng: 2.920 ha, vải sớm Thanh Hà 3.600 ha, U Trứng 220 ha...), vải chính vụ 22.000ha. Hiện nay, cây vải sớm đang giai đoạn rụng quả sinh lý (Giống U Hồng kết thúc rụng sinh lý đợt 1, bắt đầu rụng sinh lý đợt 2; Giống U trứng và vải sớm Thanh Hà đang giai đoạn rụng rụng sinh lý đợt 1); vải chính vụ bắt đầu bước vào rụng sinh lý đợt 1.
Người dân xã Hồng Giang tưới nước cho vải vào sáng sớm hoạc chiều muộn.
Theo báo cáo của UBND các huyện và qua kiểm tra thực tế của Chi cục Trồng trọt và BVTV cho thấy tại các vùng sản xuất vải trọng điểm của tỉnh (huyện Lục Ngạn; Lục Nam; Tân Yên) và một số các địa phương khác, một số diện tích vải có hiện tượng rụng quả bất thường (chủ yếu trên giống vải sớm U Hồng).
Nguyên nhân hiện tượng rụng quả là do: Giai đoạn cây vải nở hoa, đậu quả và giai đoạn rụng quả sinh lý gặp điều kiện thời tiết bất thuận, nhiệt độ trung bình 25-26 0c, ẩm độ cao (trời thường xuyên nồm, ẩm), xen kẽ khô lạnh, số giờ nắng thấp hơn trung bình nhiều năm, kết hợp với một số vùng không chủ động nước tưới, vườn bị khô hạn, đây là điều kiện không thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh của hoa vải, nhất là đối với giống vải chín sớm, dẫn đến hiện tượng rụng quả bất thường.
Để đảm bảo năng suất, chất lượng quả vải thiều và hạn chế hiện tượng rụng quả, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra vườn, hướng dẫn nông dân các biện pháp vệ sinh vườn, tỉa các cành tăm, cành bị nhiễm sâu bệnh, cành vượt, cành khuất trong tán nhằm giúp vườn cây thông thoáng tăng cường ánh sáng cho quang hợp; hạn chế lưu trú của sâu bệnh hại; tập trung dinh dưỡng nuôi quả tránh hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa sinh trưởng sinh dưỡng với sinh trưởng sinh thực.
Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện bón phân cân đối để nuôi quả; bổ sung các chất vi lượng cho cây trồng nhằm hạn chế rụng quả, chống nứt quả; kết hợp với biện pháp tưới nước, giữ ẩm cho vườn vải thường xuyên, đặc biệt đối với các diện tích vải tại các huyện miền núi trong điều kiện thời tiết khô hạn hiện nay. Làm tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh gây hại, khuyến cáo nông dân phòng trừ kịp thời, có hiệu quả.
Để đảm bảo sản xuất vải an toàn, nhất là đối với các vùng sản xuất vải xuất khẩu, cần hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng trên cây vải thiều, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và đảm bảo thời gian cách ly theo quy định.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.