Thời tiết ở Nghệ An rất khắc nghiệt, trời nắng thì chói chang, nhiệt độ thường lên tới 38 - 40 độ C, khi lại rất lạnh, lúc mưa nhiều.
Công việc trồng rau phải tưới thường xuyên, và rất khó chăm sóc; nhất là khi trời mưa, làm đất choẹt, cây rất dễ bị thối rễ, nếu trồng trong chậu, bệ, trên sân thượng thì rất khó đạt hiệu quả.
Anh Nguyễn Thế Thắng bên vườn rau trên sân thượng.
Xin giới thiệu kinh nghiệm của ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An.
Nhận thấy được điều này, tôi đã dày công nghiên cứu đưa ra phương pháp trồng rau trên sân thượng, bước đầu đã thành công, tạo ra cho mình mô hình ưng ý.
Trước tiên, để làm vườn trên sân thượng, phải làm chống thấm thật tốt, như làm bể bơi; sau đó chia ô, chia thửa, cách nhau khoảng 1m; phía trên là lối đi thì phía dưới là mương thoát nước, làm như vậy ra vườn không bị bẩn chân, ra thường xuyên, đi được quanh thì sẽ phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời.
Sau đó, thay vì bỏ đất, tôi đi xin mụn cưa thải, rồi đi xin xỉ than nơi cửa hàng ăn uống về đập vụn, trộn lại với nhau theo tỉ lệ 1:1. Dùng chế phẩm sinh học Compost Maker ủ cho nhanh hoai, với diện tích 40m2, tôi dùng đến 10 khối, dày 25cm.
Thực chất, đây là một loại giá thể, nếu đi mua xơ dừa giá khá cao, khoảng 35.000 đồng một bì nhỏ, nếu bỏ đất thì nó sẽ nén chặt cây khó sống, nếu làm giá thể nhỏ thì chi phí đắt gấp ba mà không phù hợp với đất miền Trung, không trồng được cây quanh năm, mặt khác lại giải quyết được vấn đề rác thải cho xã hội.
Sau một tháng chuẩn bị thu gom mụn cưa, xỉ than về xử lý, bước đầu tôi đã hoàn thành mặt bằng, bước vào trồng cây. Trồng cây chia thành mấy nhóm: Rau sống, rau thơm, rau nấu canh để tăng thêm dinh dưỡng. Khi rải hạt rau cũng phải có mẹo, đó là lấy dao xiết thành từng hàng, cách nhau khoảng 4cm, sau đó rải hạt xuống lấp lại, như vậy sau khi cây mọc sẽ chắc rễ và mưa không bị giập, bị xói; còn chỉ rải hạt rồi hòa đất sẽ nổi rễ và mọc không cùng thời điểm và không đều, thậm chí mất tính thẩm mỹ. Ngoài ra, trồng thêm một số cây vụ đông ý như sả, ngãi cứu; cây ăn quả như ổi, cóc, cà chua, nho… vừa ngắm chơi, vừa tăng thêm dinh dưỡng cho bữa ăn của gia đình.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.