Sản xuất cây ăn trái trên địa bàn TP Cần Thơ đang phát triển theo hướng quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, tạo mối liên kết tập trung quy mô phù hợp gắn với mã vùng trồng nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu trái cây Cần Thơ.
Đến nay, tổng diện tích cây ăn trái trên địa bàn thành phố ước khoảng 24.854ha, tăng 3,49% (tương đương 839ha) so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng cây ăn trái lũy kế 9 tháng năm 2023 ước đạt 174.346 tấn, tăng 20,91% so cùng kỳ 2022. Nguyên nhân do diện tích trồng mới cây ăn trái từ các năm trước đã vào giai đoạn thu hoạch. Bên cạnh đó, bà con nông dân được ngành Nông nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc cây trồng nên ngày càng tiếp cận được các kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản xuất...
Vùng trồng nhãn Ido tập trung tại ấp Định Khánh A đã được cấp mã vùng trồng và liên kết theo chuỗi giá trị bền vững.
Việc phát triển cây ăn trái chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời hoàn thành một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại nhiều địa phương.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.