Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 19 tháng 11 năm 2023 | 9:32

Cán bộ khuyến nông tiên phong nhân giống “rồng đất”

Rươi được coi là lộc trời, do có giá trị kinh tế lớn, song chỉ có thể khai thác giống tự nhiên, phụ thuộc vào thời tiết, chính vì thế, nguy cơ cạn kiệt con giống có thể xảy ra.

Nắm bắt được thực tế đó, Hoàng Xuân Giang, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, đã tiên phong nhân giống thành công sinh vật quý này.

Hoàng Xuân Giang phải mất 3 năm để tự mày mò nghiên cứu, ương nuôi thành công rươi giống.

Mất 3 năm nghiên cứu, cho rươi sinh sản, đến nay, anh Giang đã cung cấp ra thị trường 30 tỷ con giống mỗi năm. Việc chủ động được rươi giống giúp người dân có cơ hội phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả cao.

Bài học từ 3 năm thất bại...

Anh Hoàng Xuân Giang (SN 1982, xã Hoà Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản. Sau khi ra trường, anh về công tác tại Trung tâm Khuyến nông TP. Hải Phòng.

Anh Hoàng Xuân Giang kiểm tra quá trình phát triển của rươi trước khi thu hoạch.

Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn với những vườn cây, ao cá, ruộng lúa, đất bãi rươi…, anh Giang thấy rõ được thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương là nuôi rươi. Năm 2010, gia đình anh quyết định thầu khoán 8,5ha ruộng rươi để phát triển kinh tế. Thế nhưng, gia đình gặp nhiều khó khăn: con rươi lên ít hay nhiều phụ thuộc vào lượng thuỷ triều lên xuống, dựa vào tự nhiên năm được năm mất dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Với suy nghĩ, mọi loài động vật đều có quá trình sinh sản, vòng đời, Giang quyết tâm tìm hiểu về đặc tính và quá trình sinh sản của rươi.

Chia sẻ với PV Kinh tế nông thôn, Giang cho hay, trước đây đầm bãi không có bờ bao, khi rươi nổi chỉ vớt được phần nhỏ, phần lớn rươi theo dòng nước ra vùng cửa biển. Sau đó, rươi đẻ trứng, trứng rươi bám vào bọt nước, trôi vào đầm bãi nở ra ấu trùng và bắt đầu chu kỳ sinh trưởng mới. Ngày nay, đầm rươi được người dân quây kín, phục vụ cho việc săn bắt nên chỉ có lượng rươi rất nhỏ “lọt lưới”. Cùng với nguồn nước sông ngày càng bị ô nhiễm, nên những con rươi “lọt lưới” cũng khó sống.

Ấu trùng rươi dưới kính hiển vi.

“Qua tìm hiểu về tập quán sinh sản của rươi trên sách, báo, các tài liệu nước ngoài, tôi hiểu được rươi cũng có tính đực, tính cái. Để phân biệt được giới tính, phải dựa vào màu sắc. Rươi cái có màu xanh nhạt, rươi đực có màu trắng sữa. Qua đó khẳng định con rươi sinh sản hữu tính, cũng có quá trình sinh trưởng giống như các loại sinh vật khác”, Giang cho biết thêm.

Năm 2014, bắt tay vào việc cho rươi sinh sản, liên tiếp trong ba năm đầu, Giang đều thất bại khi rươi dù đẻ rất nhiều trứng, nhưng tỉ lệ trứng nở thành rươi giống lại rất thấp. Có những lúc thấy nản và muốn bỏ cuộc, Giang tâm sự.

Song, với sự kiên trì học hỏi và cần mẫn lao động, anh đã dần đúc kết được cho mình những kinh nghiệm quý trong quá trình sinh sản của rươi, từ đưa rươi bố mẹ vào bể cho sinh sản, đưa trứng sang bể ấp nở đến nuôi dưỡng ấu trùng rươi thành rươi giống…

Đầu năm 2017, Giang thử nghiệm thả rươi trên diện tích 1,5ha của gia đình. Vụ rươi năm ấy cho thu hoạch cao gấp 3 lần so với diện tích còn lại (45 kg/sào/vụ so với 15 kg/sào/vụ; 1 sào Bắc Bộ = 360m2).

Cung cấp 30 tỷ con giống/năm

Bằng những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và sự kiên trì, cuối năm 2016 đầu năm 2017, Giang đã thành công với mô hình cho rươi sinh sản. Việc này giúp người nuôi rươi chủ động con giống nuôi thương phẩm thay vì dựa vào nguồn giống tự nhiên.

Mỗi năm, Hoàng Xuân Giang cung cấp ra thị trường 30 tỷ con giống.

Chia sẻ về quy trình cho rươi sinh sản, Giang cho biết: “Sau mỗi vụ rươi, tôi sẽ đưa rươi bố mẹ vào các bể nuôi, kích thích thuần dưỡng cho rươi sinh sản. Sau đó, trứng được thụ tinh và đưa vào bể nuôi. Khi rươi đạt 6 tia, bắt đầu thuần dưỡng một thời gian cho rươi phù hợp với môi trường sống ngoài tự nhiên của từng địa phương, rồi đưa rươi ra ruộng thả. Vòng đời của rươi từ 8 - 12 tháng, thời vụ thả rươi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.  Hiện, cơ sở sản xuất rươi giống của tôi có quy mô hơn 2.000m² với 140 bể chứa (5m³/bể).

Năm 2020, cơ sở sản xuất giống rươi của Giang được Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (giống rươi).

Từ thị trường huyện Vĩnh Bảo, rươi giống tại cơ sở sản xuất của Hoàng Xuân Giang được đưa đến các vùng rươi ở TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Vụ rươi năm 2023, số lượng con giống anh bán ra tăng lên khoảng 30 tỷ con, năng suất  30 - 50 kg/sào, cao hơn nhiều lần so với nuôi tự nhiên trước đây.

Việc tạo được giống rươi nhân tạo là hướng đi mới không chỉ cho người nuôi rươi mà còn cho cả ngành thuỷ sản. Đây là cơ sở, tiền đề mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng rươi, phát triển kinh tế, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Hải Phòng và đất nước.

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top