Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022 | 9:1

Chàng trai “9X” hồi sinh sa mạc thành “đất vàng”

Làm nông nghiệp sạch chưa bao giờ là cuộc chơi dễ dàng, thậm chí rất gai góc và không ít người thất bại. Thế nhưng, chàng trai 9X Nguyễn Trọng Thuấn lại gặt hái quả ngọt trên mảnh đất Tuy Phong (Bình Thuận) đầy nắng và gió.

Thu lãi “khủng”

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành), Nguyễn Trọng Thuấn đã chọn cho mình công việc yêu thích là làm chuyên viên mảng cung ứng vật tư hàng không tại TP. Hồ Chí Minh. Công việc ổn định, thu nhập tương đối tốt nhưng Thuấn vẫn cảm giác đây chưa phải là đam mê của bản thân. Và thời gian ở quê vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thuấn đã tìm được câu trả lời. Chạm đúng đam mê, chàng trai quyết định đầu tư xây dựng nông trại ở một vùng đất mới tại Bình Thạnh (Tuy Phong).

Khu chăn nuôi thỏ của chị Huỳnh Như và anh Thuấn.

Tuy Phong là vùng đất nằm ở đầu phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, trải qua bao thăng trầm mà vẫn đứng vững trước những khốc liệt của phong ba bão tố. Nơi đây là vùng đất gió bấc và bờ biển dài phẳng lặng, cằn cỗi.

Một ngày giữa tháng 10, trong một dịp tình cờ, PV được ghé thăm mô hình nông trại Nam Á Farmstay của Thuấn. Điều khiến PV ngỡ ngàng không chỉ là khu trang trại rộng 20ha đất đang được phủ lên màu xanh của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.... Mà PV còn được đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác bởi tư duy rất mới, hào sảng của anh Thuấn khi quy hoạch, xây dựng đồng bộ và bài bản.

Trò chuyện và hướng dẫn PV đi tham quan mô hình Farm, Thuấn cho biết: “Hiện tại, Farm đã đầu tư xây dựng hoàn thiện khu chăn nuôi với hơn 200 con thỏ giống, 500 con gà sao, 2000 con chim trĩ, 300 con heo mọi và 200 con gà Đông Tảo. Khu cây ăn quả đã trồng được khoảng 2000 cây xanh và cây ăn trái như xoài, mít, cây dược liệu, bằng lăng rừng… Khu vực trung tâm đã xây dựng 2 hồ điều tiết để nuôi 10 tấn cá trê, 10 tấn cá lóc. Mục đích của 2 hồ điều tiết này ngoài việc nuôi cá thì còn cung cấp nước tưới tiêu cho Farm, tất cả hệ thông tưới tiêu điều được thiết kế tự động. Mục tiêu ngắn hạn của tôi trong 1 năm tới là phủ xanh tối đa các loại cây ăn quả, xây dựng thêm các công trình phụ trợ, hoàn thiện chuồng trại chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học và mang lại hiệu quả cao”.

Bên cạnh đó, lấy cảm hứng từ cánh đồng quạt gió, trong tương lai gần, Nam Á Farmstay sẽ xây dựng thêm dãy nhà Bungalow để kết hợp với loại hình nghỉ dưỡng, mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thật về cuộc sống của miền quê ven biển thanh bình. Du khách đến Nam Á Farmstay sẽ được check in, tham gia vào các hoạt động lao động như chăn nuôi gia súc, thuỷ sản, chăm bón thu hoạch cây trồng. Từ đó, để du khách hiểu hơn về nét đẹp lao động của con người miền cát trắng Bình Thuận.

“Mặc dù Nam Á Farmstay được triển khai chưa lâu nhưng đã đạt được những thành quả khả quan, tôi tin rằng trong thời gian tới, dự án sẽ lan truyền được rất nhiều cảm hứng cho đoàn viên, thanh niên lập thân, lập nghiệp tại chính quê hương mình”, Thuấn chia sẻ thêm.

Theo anh Lưu Bảo Lâm, kỹ sư làm việc tại Nam Á Farmstay: “Hiện tại những con vật nuôi đã mang lại lợi nhuận cho nông trại, 3 tháng gần đây nhất, chúng tôi xuất hơn 500 con thỏ thịt, 150 con heo rừng, 1000 con chim trĩ giống. Trừ chi phí, Farm lãi khoảng 500 triệu đồng”.

Ước mơ biến “sa mạc” thành “đất vàng”

Dù khoảng lợi nhuận bước đầu là con số đáng mơ ước của nhiều người như thế nhưng Thuấn cho biết vẫn cảm thấy đó chưa phải là đam mê cuối cùng của bản thân. Cho đến một ngày, người bạn Huỳnh Như đến thăm và nói lên suy nghĩ “muốn có một nơi để dừng chân cho riêng cô nàng”.

Tổng thể dự án.

“Huỳnh Như nói rất thích mô hình của tôi, thế nhưng cô ấy không biết và cũng không có nhiều thời gian để thực hiện. Cô ấy nói thêm rằng giá như Thuấn phát triển thêm đội ngũ chăm sóc, quản lý thì tốt biết mấy”, Thuấn cho biết.

Từ suy nghĩ của Huỳnh Như, Thuấn dần hiểu ra là bản thân anh đang cần gì và muốn gì. Cái Thuấn muốn là biến vùng đất “đầy nắng, đầy gió” này thành một nơi đáng sống, biến những hạt cát trắng khô cằn thành những hạt vàng óng ánh.

“Khu vực này đất rất rộng nhưng hầu như ít được sử dụng triệt để. Tôi đã tự đặt câu hỏi tại sao tôi lại không cung cấp kinh nghiệm trang trại, dịch vụ chăm sóc trang trại cho những “vị khách” giống như Huỳnh Như? Và tôi đã tìm được câu trả lời rằng Huỳnh Như cứ mạnh dạn “đầu tư” sở thích, việc làm nông dân có Thuấn lo”, Thuấn chia sẻ.

Nơi khô cằn, cát trắng như ở Nam Á Farmstay đã được anh chàng cử nhân Thuấn biến thành một nơi lý tưởng, có nét riêng biệt đến bất ngờ. Hy vọng một ngày không xa, những mảng xanh không chỉ xuất hiện tại FarmNamA mà nó còn trải rộng khắp vùng đất Tuy Phong. Và hiện tại, ước mơ biến “sa mạc” thành “đất vàng” của Thuấn đã và đang là hiện thực.

 

Tấn Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top