Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 11 năm 2023 | 15:37

Cùng nhau làm giàu từ con ốc bản địa

Nhận thấy ốc nhồi dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, dễ tiêu thụ, lãi cao…, nhiều nông dân ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã mày mò, học hỏi để nuôi và làm giàu trên đồng ruộng quê hương.

Đầu tư thấp, hiệu quả cao

Ốc sống ở môi trường nước ngọt, trên đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, kênh mương, nhất là ruộng hoang hoá, ao, đầm. Ốc có tập tính bám dưới mặt lá tiếp xúc với mặt nước, cọng cỏ bắt mồi, tránh nắng nóng, giá rét và để dễ di chuyển. Ốc thường sống ở ruộng có nhiều bụi lá sấm và bám ở phía dưới của lá, chỉ khua tay nhẹ cũng bắt được. Ở ao, đầm lầy, ốc sống ẩn ngay bề mặt lớp bùn kiếm ăn nên cũng dễ bắt. Mùa mưa lũ, nước dâng cao, ốc theo nước di chuyển từ ruộng ra đồng, sông ngòi, ao hồ.

Việc đánh bắt ốc từ tự nhiên ở huyện Hà Trung bây giờ không còn dễ dàng như trước vì diện tích đất hoang hoá, ao, đầm, kênh mương… giao cho hộ nông dân sản xuất lương thực, nơi trú ngụ sinh sôi nảy nở cho ốc bị thu hẹp, ít dần. Do nhu cầu thị trường, người tiêu dùng ngày càng tăng, một bộ phận nông dân đầu tư tiền vốn, thuê lao động nuôi ốc thương phẩm, mang lại hiệu quả, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập kinh tế.

Qua tìm hiểu trên mạng, báo chí,  nhận thấy nguồn nước, thổ nhưỡng địa phương phù hợp để phát triển con ốc, ốc lại dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, dễ tiêu thụ, lãi cao…, anh Vũ Văn Hiệp (33 tuổi) ở thôn Đại Lợi, xã Hà Vinh cất công tìm đến nhiều trang trại học hỏi kinh nghiệm. Với số vốn khiêm tốn sẵn có và vay thêm ngân hàng, anh mạnh dạn mua đất ruộng cấy lúa năng suất, hiệu quả thấp của một vài hộ gần nhà để đào ao nuôi ốc. Trên diện tích 5.000m2, anh chia làm 4 ao nuôi ốc thương phẩm và xây dựng 400m2 bể ương ốc giống với tổng chi phí xây dựng gần nửa tỷ đồng.

Sau khi chuẩn bị xong các điều kiện ao nuôi, Hiệp bắt đầu thả thử 5 vạn ốc giống. Bốn tháng sau, vì chưa nắm rõ kỹ thuật và kinh nghiệm hạn chế nên ốc bị dịch bệnh và chuột phá hại, hao hụt nhiều. Sau lần thất bại này, Hiệp không nản chí mà suy ngẫm để rút kinh nghiệm. Từ đó anh đã thành công khi nuôi ốc sinh sản. Việc đầu tiên là ấp nở con giống cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm xuất bán ra thị trường 100-150 vạn con ốc giống, thu hoạch 2-3 tấn ốc thương phẩm, trừ chi phí,  lợi nhuận  200-300 triệu đồng.

Nhận thấy mô hình nuôi ốc đầu tư thấp nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hiệp báo cáo và được địa phương ủng hộ, bàn bạc với người nuôi ốc và quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi ốc nhồi trong xã, liên kết với một số xã lân cận, cung cấp ốc giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ bao tiêu ốc thịt... cho các hộ có nhu cầu.

Anh Hiệp nuôi ốc trên tráng lưới (vèo), tận dụng chuồng trại bỏ không để xây bể lót bạt nuôi. Thức ăn cho ốc chủ yếu là các loại bèo trong tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp hư hỏng (rau, củ, quả) và các loại lá cây mềm dễ kiếm không phải mất nhiều chi phí mua thức ăn. Nhiệt độ phù hợp để ốc sinh sống và phát triển từ 20-35 độ C, ốc giống thả nuôi từ tháng 3 âm lịch cho đến tháng 8 âm lịch, nuôi 3,5-4 tháng là thu hoạch ốc thịt, giá bán dao động 80-120 nghìn đồng/kg; giá bán ốc giống 300 - 400 đồng/con.

Anh Hiệp giới thiệu khu vực ao nuôi ốc nhồi của gia đình ở thôn Đại Lợi, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung.

Chia sẻ về kinh nghiệm ương và nuôi ốc, anh Hiệp cho biết, ốc thường gặp một số bệnh như sưng vòi và đường ruột, nguyên nhân chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm. Cách phòng bệnh là cho ốc ăn vừa đủ, không để dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước, thả nhiều thủy sinh như các loại bèo để giúp lọc nước, định kỳ thay nước ao, bể nuôi ốc, định kỳ dùng các loại men vi sinh xử lý nguồn nước... Điều trị cho ốc khi mắc bệnh bằng cách thay nước ao, bể nuôi; sử dụng một số loại thuốc xử lý nước như nano bạc hoặc thuốc tím, thuốc iotdin... trộn kháng sinh với thức ăn cho ăn liên tục 3-5 ngày. Mật độ thả nuôi 70-100 con/m2 là phù hợp. Ốc có tập tính đẻ trứng trên bờ đất hoặc trên bèo, thường đẻ vào ban đêm, mỗi ổ trứng ốc có thể nở 100-150 ốc con. Ốc ăn chủ yếu vào ban đêm nên cho ăn từ chiều tối. Ngoài thả nhiều thủy sinh để lọc nước, làm mát ao nuôi bằng cách làm thêm các giàn bầu, mướp trên mặt ao hoặc dùng lưới chắn nắng để giảm bớt nhiệt bởi nắng nóng. Mùa đông ốc ít ăn, chủ yếu ẩn bùn tìm chỗ tránh rét. Sau 4 tháng nuôi, trọng lượng ốc thịt đạt 30-40 con/kg là có thể thu hoạch. Thu hoạch ốc bằng cách hút cạn ao nuôi, dọn sạch bèo thủy sinh để dễ dàng thu gom ốc. Khi thu gom ốc có thể bảo quản khô trong thùng xốp gửi đi các tỉnh xa, hoặc đưa vào bể bán dần.

Cùng nhau làm giàu

Ông Tống Văn Quân, 58 tuổi, ở xã Yên Dương có 3,5ha đất phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trên chục năm nay, cho biết, ông sử dụng 5 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) làm ao nuôi ốc nhồi thương phẩm, trừ chi phí, lãi 100 - 150 triệu đồng/năm. Tùy vào tình hình mỗi năm, trọng lượng ốc thu hoạch bình quân 30 con/kg, bán giá 80 - 100 nghìn đồng/kg. Sau 2 năm nuôi thành công, ông sử dụng tiếp 5 sào đất lúa liền kề với ao kết hợp vừa cấy lúa vừa nuôi ốc, cho thu nhập 150 triệu đồng trở lên. Mỗi năm, nuôi 1 vụ, thả giống từ tháng 3-4 âm lịch, đến tháng 8 âm lịch thu hoạch ốc thương phẩm. Ốc giống mua từ Bạc Liêu, nơi có uy tín. Trứng ốc đưa vào thùng xốp để ấp trong nhà với nhiệt độ phù hợp 30-32 độ C, nóng hoặc lạnh quá sẽ bất lợi, rủi ro. Từ 20 - 25 ngày, trứng nở ra ốc con rồi đưa ra ương. Bình quân 1kg trứng nở được khoảng 1 vạn ốc con. Sau 1 tháng ương, ốc to dần bằng cỡ hạt nhãn trở lên đem thả ao nuôi, mật độ nuôi 100 con/m2 (khoảng 30 vạn con/5 sào). Nếu thiếu trứng thì mua thêm ốc giống thả cho đủ.

Để giảm rủi ro, thiệt hại, việc chuẩn bị ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ. Trước khi thả giống, rút cạn nước, phơi ao 20 - 30 ngày; dọn sạch bờ và quanh ao, rải vôi bột diệt khuẩn; lắp lưới sắt bao quanh tường rào chống chuột, côn trùng xâm nhập phá hại; lắp mái che chống nắng, gió phải đảm bảo an toàn cho ao nuôi… Người nuôi cần đảm bảo các yếu tố như môi trường, nhất là nguồn nước phải sạch, thời tiết thuận lợi, độ pH phù hợp...

Ông Nguyễn Văn Thanh, người nuôi ốc thương phẩm nhiều nhất ở thôn Hương Đạm, xã Hà Tiến cho biết, ông là người đầu tiên trong xã đầu tư số tiền khá lớn để chuyển đổi sản xuất ốc thương phẩm, ốc giống và chế biến giò ốc. Khu vực ao nuôi của ông Thanh tại Hang Rồn hiện mở rộng tới 15 sào để nuôi ốc, trong đó 5 sào đất đồi làm vườn trồng cây, trồng rau màu các loại làm thức ăn cho ốc; 10 sào đất ao ông nuôi ốc thịt, ốc giống thương phẩm. Ốc thịt bán ra thị trường hàng năm 6,5 - 7 tấn, giá bán 80 nghìn đồng/kg, thu về 560 triệu đồng/năm.

Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hà Trung - ông Nguyễn Hữu Tỉnh cho biết, những xã có lợi thế tự nhiên, người nuôi ốc nhồi thương phẩm ngày càng tăng như xã Hà Sơn có ông Nguyễn Xuân Bắc (5 sào), ông Phạm Hồng Hiền, Nguyễn Xuân Hải (mỗi hộ 3 sào), ông Trần Văn Bình (4 sào)...; các hộ nuôi ốc nhồi vây lưới trong ao tại xã Yến Sơn. Người nuôi cho biết, thu nhập từ nuôi ốc thương phẩm đạt 35 - 40 triệu đồng/sào, trừ chi phí, lợi nhuận gấp 2-3 lần so với nhiều con thủy sản nuôi khác.

 

Lê Như Cương
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top