HLV tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IV nhiệm kỳ 2023-2028. Ông Đỗ Văn Miền, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch HLV tỉnh nhiệm kỳ III, được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ IV.
Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình
Theo báo cáo tại Đại hội, HLV Ninh Bình có 8 Hội cấp huyện, thành phố, 180 chi hội ở 75/140 xã, phường, thị trấn với 4.550 hội viên. Trong nhiệm kỳ III, đã củng cố tổ chức 01 Hội cấp huyện, tăng thêm 4 Hội cấp xã và trên 300 hội viên.
Chủ tịch HLV Ninh Bình Đỗ Văn Miền cho biết, Hội là ủy viên Hội đồng Khoa học, tham gia tư vấn phản biện giám định xã hội. Do vậy, Hội đã tham gia nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật và sản xuất cây hoa đào phai của TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” từ năm 2018-2021; sửa đổi Quy trình công nghệ mới “Cây chè Ba Trai Quang sỏi” để phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Tam Điệp.
Đại hội bầu BCH gồm 19 ủy viên, ông Đỗ Văn Miền được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ IV.
Trong “Chương trình xây dựng nông thôn mới”, Hội có 10 giáo viên kỹ thuật VAC cấp tỉnh miền Bắc, trên 40 giáo viên cấp tỉnh. Cộng tác với Trường Dạy nghề TP. Tam Điệp đào tạo 12 lớp nghề như: Kỹ thuật làm nghề sinh vật cảnh tại xã Đông Sơn, nhằm đưa công nghệ mới vào cải tạo vườn quả vào cải tạo vườn tạp ở các phường như: Yên Bình, Nam Sơn, Bắc Sơn, Quang Sơn... (TP. Tam Điệp) cho trên 750 lượt học viên.
Năm 2019-2022, Hội triển khai thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng cam V2 trên đất màu đồi huyện Nho Quan”. Cây hiện sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn giống V2 mới có thể phát triển cho các trang trại vùng đất đồi.
Xây dựng nhiều mô hình như: chuyển đổi trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam V2... an toàn sinh học trên vùng đồi.
Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các dự án hỗ trợ phát triển đàn bò sinh sản, đàn dê, đàn vịt biển, gà vườn....
Tiếp tục củng cố tổ chức
Báo cáo tại Đại hội chỉ ra một số tồn tại: Hoạt động Hội, nhất là ở cấp huyện và xã chưa đồng đều, số hoạt động có hiệu quả rõ nét mới đạt khoảng 30%, còn lại là trung bình và yếu kém.
Sự phối hợp của BCH HLV các cấp với các ngành và đơn vị chưa thường xuyên, chưa cụ thể, chưa đề xuất tham mưu được với cấp uỷ, chính quyền về chủ trương giải pháp, chính sách củng cố tổ chức Hội và phát triển kinh tế VAC. Việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của các cấp Hội với hội viên chưa thường xuyên.
Vườn cam V2 của gia đình ông Nguyễn Văn Kỷ xã Phú Long (Nho Quan). Ảnh: Minh Đường.
Thời gian tới, ông Đỗ Văn Miền cho biết, Hội sẽ tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội và hội viên, mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế VAC, vừa là phát triển kinh tế, vừa làm giàu cho hội viên, vừa là cơ sở củng cố tổ chức Hội.
Tiếp tục phát động phong trào cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng trại thành VAC thâm canh, hướng sản xuất hàng hoá. Phấn đấu 70% diện tích vườn tạp, 80% diện tích ao, 90% số chuồng trại của hội viên được áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Tiếp tục xây dựng mô hình VAC, vườn, ao, chuồng sinh thái, nuôi trồng cây - con chất lượng cao với công nghệ hợp lý, có thị trường tiêu thụ… để đạt hiệu quả cao, tổ chức tham quan tổng kết và nhân rộng.
Tổ chức các câu lạc bộ hội viên cùng sở thích như là nuôi ong, gà vườn, dê, thỏ, ghép cải tạo vườn tạp, giúp các chủ trang trại đẩy mạnh sản xuất, mở rộng giao lưu học hỏi.
Đào tạo, huấn luyện chuyển giao tiến bộ KHKT công nghệ VAC cho 100% hội viên; soạn thảo in ấn các tài liệu kỹ thuật, mở rộng tuyên truyền trên các hệ thống thông tin truyền thông của tỉnh, huyện, Trung ương.
Phấn đấu đến 2028, 80% Hội cấp xã có quỹ Hội và có phong trào đạt từ khá trở lên; có 2 huyện Hội có phong trào đạt loại tiên tiến; còn lại đạt khá và trung bình.
Củng cố kiện toàn BCH tỉnh Hội, BCH Huyện hội, chọn một số cán bộ nhiệt tình với công tác Hội và phong trào phát triển VAC, có chuyên môn nghiệp vụ nhất định, phụ trách các khâu then chốt của Hội.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.