Sáng nay (20/7), Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ 4, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đến dự có lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam, một số đơn vị, doanh nghiệp cùng hội viên tiêu biểu trong tỉnh.
Nhiều thành tích nổi bật
Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Tuấn Hùng, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, cùng với xu thế hợp tác cạnh tranh mạnh mẽ; khoa học, công nghệ toàn cầu phát triển,… là những thách thức ngày càng lớn đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn và người nông dân. Vì vậy, Đại hội Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc khóa IV cần phải tổng kết đánh giá sâu sắc những kết quả đạt được, tồn tại yếu kém và những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, để xây dựng nhiệm vụ giải pháp cho 5 năm tới thực sự hiệu quả, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, tổ chức Hội ngày càng được củng cố, theo đó, trải qua các kỳ Đại hội Đại biểu Hội Làm vườn tỉnh, đến Đại hội Đại biểu khóa III, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã thông qua Điều lệ Hội, bầu BCH Hội Làm vườn tỉnh gồm 27 đồng chí, Ban Thường Vụ 7 đồng chí, Ban kiểm tra 5 đồng chí.
Trải qua 5 năm hoạt động và xây dựng củng cố tổ chức, Hội Làm vườn đã hình thành tổ chức ở 3 cấp, từ tỉnh, huyện đến cơ sở, thu hút được hàng ngàn hội viên tham gia.
Xác định công tác tuyên truyền giáo dục là nhiệm vụ rất quan trọng, Hội Làm vườn các cấp đã phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp (có thuận lợi là Lãnh đạo Hội Nông dân kiêm nhiệm Lãnh đạo Hội Làm vườn) tổ chức học tập quán triệt chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh và địa phương.
Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc
Về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân nông thôn, Hội đã phối hợp tổ chức hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào làm kinh tế VAC như: Phát động và giao chỉ tiêu cho BCH, các huyện, thị, cơ sở hội viết tin bài trên báo, đài tỉnh, biểu dương các mô hình điển hình trong công tác Hội, phát triển kinh tế VAC. Hỗ trợ tạo điều kiện cho cán bộHhội, hội viên tham quan giao lưu trong và ngoài tỉnh. Thông qua công tác tuyên truyền, đã nâng cao nhận thức, kiến thức, lũng yêu nghề cho cán bộ, hội viên trong tỉnh, vận động nông dân mạnh dạn dồn điền đổi thửa tạo lập trang trại (kinh tế VAC) đạt hiệu quả cao.
Về công tác công tác tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, thời gian qua, Hội đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố và các đơn vị cung cấp các loại cây ăn quả (bưởi, mít), cây dược liệu (ba kích, cát sâm,…) với diện tích 350 ha. Chung tay cùng các doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên Quế Lâm Phương Bắc) cung cấp 10 nghìn tấn phân bón hữu cơ cho sản xuất cây ăn quả. Đồng thời, phối hợp các đơn vị cung cấp thức ăn cung cấp mỗi năm trên 100 nghìn tấn phục vụ chăn nuôi trại các trang trại của hội viên.
Đẩy mạnh phong trào thi đua làm kinh tế VAC
Được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, các ngành, Hội đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi từ kinh tế VAC. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đấu thầu, dồn điền đổi thửa tạo lập trang trại, tích cực học hỏi, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng mô hình VAC đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cụ thể, toàn tỉnh hiện có 1.076 trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó, có 1 trang trại trồng trọt, 1.021 trang trại chăn nuôi, 25 trang trại nuôi trồng thủy sản, 2 trang trại lâm nghiệp và 27 trang trại tổng hợp. Với doanh thu bình quân đạt trên 2,1 tỷ đồng/trang trại/năm, kinh tế trang trại không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.980 lao động mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, tạo ra các vùng sản xuất tập trung làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản; đưa công nghiệp và các ngành dịch vụ vào nông thôn, cải thiện môi trường sinh thái; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.
Toàn cảnh Đại hội.
Các trang trại sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá thức ăn tăng cao, mưa lớn gây ngập úng, song với sự chỉ đạo quyết liệt và sự nỗ lực cố gắng của các hội thành viên, kết quả sản xuất vẫn đạt khá và tăng so với cùng kỳ. Năm 2022, ước diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 6,47 nghìn ha, đạt 99,6% kế hoạch; sản lượng thủy sản đạt 24,02 nghìn tấn, đạt 100,7% kế hoạch, tăng 1,56%; sản lượng giống thủy sản đạt 3,11 tỷ con các loại, đạt 105,4% kế hoạch, tăng 2,15% so với cùng kỳ.
Sự phát triển của phong trào thi đua làm kinh tế VAC theo mô hình trang trại, gia trại đã gúp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động của 3 vùng sinh thái, tạo việc làm ổn định cho 5 vạn lao động, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống vật nuôi - cây trồng, khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tạo nên vùng hàng hóa sản xuất tập trung quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện để nền nông nghiệp tỉnh phát triển nhanh, đúng hướng.
TS. Phan Huy Thông, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu tại Đại hội
Đánh giá cao những kết quả mà Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc đạt được, TS. Phan Huy Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, Hội cần đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động phù hợp với mô hình Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.
Cùng với đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, kết nạp hội viên mới, đặc biệt là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại… Vận động, thu hút sự tham gia các cán bộ quản lý, các nhà khoa học, các doanh nhân (đã nghỉ hưu và đương nhiệm) có kinh nghiệm, chuyên môn và uy tín tự nguyện tham gia hoạt động của Hội.
“Để phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp, phát huy vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp, thời gian tới, Hội cần đặc biệt chú trọng chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh”, ông thông nhấn mạnh.
Còn đó những khó khăn
Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù Hội Làm vườn các cấp trong tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động trong điều kiện rất khó khăn song các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở vẫn đảm bảo được số lượng hội viên; nội dung hình thức sinh hoạt, hoạt động của Hội cơ sở đã được đổi mới, hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: hoạt động của các cấp Hội bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Một số hội cấp huyện ngừng hoạt động do biến động về nhân sự, không kịp thời kiện toàn. Sự gắn kết giữa các cấp Hội trong tỉnh còn lỏng lẻo, công tác tuyên truyền giáo dục còn còn yếu, chưa sâu rộng, công tác tài chính xây dựng quỹ Hội còn yếu, công tác thi đua khen thưởng còn hạn chế. Tác động của tổ chức Hội đến phong trào thi đua làm kinh tế VAC chưa thực sự mạnh mẽ; chưa lập được Câu lạc bộ trang trại để tập hợp những chủ trang trại tiêu biểu tham gia vào tổ chức Hội.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên, ông Hùng cho rằng, một số UVBCH Hội Làm vườn tỉnh ở cấp cơ sở chưa nhiệt tình, trách nhiệm chưa cao. Đội ngũ cán bộ hội là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bồi dưỡng, thiếu năng động sáng tạo. Phong trào thi đua làm kinh tế VAC chưa sâu, chưa mạnh do nguyên nhân vướng mắc về cơ chế, chính sách, ảnh hưởng của điều kiện thiên tai dịch bệnh; ảnh hưởng tác động suy thái kinh tế toàn cầu và đặng biệt là đại dịch Covid-19 gây ra trên diện rộng.
Trước tình hình trên, để Hội làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển bền vững và đúng hướng, ông Hùng đề nghị Hội Làm vườn Việt Nam tiếp tục quan tâm chỉ đạo, định hướng cho hoạt động của Hội Làm vườn Vĩnh Phúc. Hỗ trợ tài liệu tập huấn cán bộ Hội, tạo điều kiện hơn nữa việc giao lưu, hội thảo giữa Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành bạn. Quan tâm hỗ trợ cho Hội các chương trình, dự án trong và ngoài nước thông qua Trung ương Hội và các đơn vị trực thuộc Hội.
Cùng với đó, Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc cũng kiến nghị với Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ kinh phí và cho phép Hội Làm vườn tỉnh tổ chức đoàn cán bộ đi học tập trao đổi với một số tỉnh bạn để xây dựng Đề án: “Phát triển kinh tế VAC, kinh tế số” trình UBND và HĐND xem xét nhằm tạo điều kiện cơ chế cho việc xây dựng tổ chức Hội Làm vườn các cấp trong tỉnh vững mạnh, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được Hội Làm vườn Việt Nam và UBND tỉnh giao.
Các thành viên Ban Chấp hành Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc khóa IV, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Về phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ 2023 – 2028, Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu 100% huyện, thành phố,100% xã, phường có tổ chức Hội; phát triển từ 5.000 hội viên đến cuối nhiệm kỳ; định hướng thí điểm xây dựng tổ chức Hội thành viên là các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất có liên quan.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh truyền hình...) về các mô hình điển hình tiêu biểu trong làm kinh tế VAC, mô hình điển hình tiếp cận KHKT công nghệ mới có hiệu quả, điển hình về hoạt động công tác Hội. Qua đó, vận động các cấp Hội đặt mua Tạp chí Kinh tế nông thôn. Phấn đấu ra tờ thông tin Kinh tế VAC 3 - 6 tháng/số.
Đại hội Đại biểu Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc khóa 4 đã thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung; nghị quyết Đại hội và Chương trình hành động; bầu 25 hội viên vào Ban Chấp hành Hội Làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc khóa IV, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.