Mới đây, Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam đã ký quyết định thành lập 3 ban chuyên môn giúp việc cho Thường trực Hội. Trong đó, có Ban Hợp tác quốc tế do PGS.TS, Nguyễn Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội, làm Trưởng ban.
Để rõ hơn khó khăn, thách thức, định hướng cũng như giải pháp thực hiện trong thời gian tới của Ban Hợp tác quốc tế, phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với Phó chủ tịch HLV Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng.
PGS.TS, Nguyễn Xuân Hồng được Bộ Nông nghiệp và PTNT mời đồng chủ trì Diễn đàn hợp tác công tư các nước ASEAN tại Hà Nội (8/2022)
Thưa ông, giai đoạn trước, HLV Việt Nam có Ban Hợp tác quốc tế hoạt động khá hiệu quả, nhất là trong việc thu hút vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, hỗ trợ phát triển VAC dinh dưỡng, các mô hình VAC sinh thái. Việc HLV Việt Nam kiện toàn lại Ban Hợp tác quốc tế nhằm mục tiêu, nhiệm vụ gì?
Hợp tác quốc tế là lĩnh vực luôn được HLV Việt Nam coi trọng và Hội cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực này. Những năm qua, Hội đã phát triển được mối quan hệ hợp tác có hiệu quả với một số tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy vậy, những năm gần đây, công tác hợp tác quốc tế của Hội đã thể hiện một số mặt hạn chế, cần có giải pháp khắc phục để đáp ứng yêu cầu công tác Hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước nói chung và của ngành Nông nghiệp nói riêng.
Việc kiện toàn và tổ chức lại Ban Hợp tác quốc tế xuất phát từ nhu cầu công tác Hội nhằm tăng cường hơn nữa năng lực và chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban để tham mưu, giúp Chủ tịch và Thường trực Hội đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế của Hội trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo hội viên.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng (bên phải) thăm trang trại Xuân Cảnh (TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên).
Thưa ông, ông có thể cho biết khó khăn, thách thức trong hoạt động hợp tác quốc tế đối với tổ chức hội quần chúng nghề nghiệp?
Khó khăn, thách thức lớn nhất trong hoạt động hợp tác quốc tế của Hội là phải có đội ngũ cán bộ vừa có trình độ chuyên môn tốt, vừa năng động, sáng tạo, tâm huyết, có sức khỏe, có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, thông thạo ngoại ngữ để xây dựng, phát triển mối quan hệ, nội dung hợp tác với các đối tác quốc tế và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác khi đã được phê duyệt.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, thời gian tới, Ban Hợp tác quốc tế sẽ có những giải pháp thực hiện như thế nào, thưa ông?
Hội đã động viên, thu hút được các chuyên gia giỏi, có uy tín, kể cả các cán bộ đương chức có kinh nghiệm tham gia vào Ban Hợp tác quốc tế.
Các thành viên của Ban sẽ thảo luận, đề xuất chiến lược, kế hoạch cụ thể trình Thường trực Hội phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện nhằm đổi mới, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Hội, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới trong hoạt động Hội.
\
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng tập huấn về tăng cường năng lực khoa học kỹ thuật và liên kết phát triển kinh tế VAC cho cán bộ, hội viên Hội Làm vườn Hà Nội, Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh.
Thưa Phó chủ tịch, cái thiếu của hội viên, HLV thành viên nói riêng, người làm nông nghiệp hiện nay là kiến thức mới, là khoa học kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ các đơn vị trong nước cũng như tổ chức quốc tế để áp dụng trong phát triển VAC. Ban Hợp tác quốc tế đáp ứng mong mỏi của hội viên về vấn đề này thế nào?
Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên và nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn và VAC là một nội dung quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của HLV Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu quan trọng nhất của công tác hợp tác quốc tế là tiếp cận, học hỏi tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển kinh tế vườn để ứng dụng tại Việt Nam.
Nhiều hội viên của Hội mong muốn hàng năm Hội sẽ tổ chức được các đoàn đi khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm làm vườn tại các nước tiên tiến. Đây sẽ là nội dung được Ban Hợp tác quốc tế và Hội quan tâm để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các hội viên.
Xin cảm ơn Phó chủ tịch!
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.